Định vị cảng cá biển cho Thành phố Hồ Chí Minh

Định vị cảng cá biển cho Thành phố Hồ Chí Minh

  Dân số Tp. HCM theo thống kê  1/4/2009     7.123.340 người, chưa kể khách vãng lai và lao động thời vụ. Với dân số trên  thì Tp. HCM   là thị trường tiêu thụ vô cùng lớn cho sản phảm cá biển. Tp. HCM nằm phía nam ngư trường Bình Thuận  và phía bắc ngư trường  Cà Mau.Các tỉnh Ninh Thuận , Bình Thuận, Bà Rịa –Vũng Tàu , năm 2009 , có 6.180 tàu đánh cá với 830.000 CV . Còn các tỉnh phía nam Tp.HCM  gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau , năm 2009, có 4.176 tàu đánh cá với tổng công suất 992.500 CV. Như vậy với vị trí địa lý và thị trường tiêu thụ hấp dẩn thì Tp. HCM hoàn toàn có thể thu hút các tàu cá trên về tiêu thụ tại thị trường Tp. HCM. Thành phố  Hồ Chí Minh ( Tp. HCM) trong năm 2009, có  33 tàu cá với tổng công suất 16.200 CV đem về sản lượng 14.700 tấn cá với tổng doanh thu 159 tỷ đồng. Trong khi đó,nuôi trồng thủy sản trong cùng năm có sản lượng 19.239 tấn với tổng giá trị 780.5 tỷ.Xét về sản lượng, việc  đánh bắt cá biển chỉ chiếm 76.4% nhưng giá trị chỉ chiếm 20.37% so với nuôi trồng thủy sản.Khi nghiên cứu luồng tàu biển vào Tp HCM, ta thấy luồng Sông Lòng Tàu ổn định và sâu 8.5m. Còn luồng sông Soài Rạp mới khai thác gần đây,có độ sâu 7.5m nhưng  rộng. Vì vậy tổ chức luồng cho tàu cá từ biển vào, cần tránh luồng Sông  Lòng Tàu mà sử luồng Sông Soài Rạp. Vì luồng Sông Soài Rạp rộng  nên có thể chia thành hai luồng: tàu lớn và tàu cá.Việc tiêu thụ cá biển có đặc thù riêng. Việc bốc dở ,đấu giá  cá có thể thực hiện trong đêm đến 5 giờ sáng. Sau đó cá phải được phân phối đến các chợ hay bếp ăn trước 8 giờ sáng. Vì vậy cảng cá biển phải có đường bộ thuận lợi nối gần nhất vào đường vành đai ngoài cùng của Tp. HCM để các ô tô vận tải  nhanh chóng đưa cá về các chợ bán lẽ hay các bếp ăn.                Cảng cá biển cần tránh ô nhiểm các chất kiêm loại bay đến từ cảng thương mại hay từ khu công nghiệp. Mặc khác cảng cá biển cũng luôn luôn gây ra mùi đặc trưng nên cần tránh xa khu dân cư và cảng thương mại.Cảng cá biển cần tuyến bờ sông đủ khả năng tiếp nhận cùng lúc hàng trăm tàu đánh cá, chợ đấu giá, đồng thời cung cấp nước đá,dầu, ngư cụ, sữa chữa  máy móc . Xung quanh cảng cá là các nhà máy chế biến cá, kho tàng và đặc biệt  phải có khu vực sử lý nước thải trong qua trình chế biến cá.

 

                Khi nghiên cứu tuyến bờ sông để tổ chức cảng cá, tư duy sử dụng độ sâu tự nhiên thích hợp là rất quan trọng. Vì tuyến nước sâu là tài nguyên quý giá của quốc gia. Sâu quá vừa lảng phí tài nguyên vừa chi phí cho cầu cảng lớn,cạn quá chi phí cho cải tạo cũng không nhỏ.

 Với những quan điểm trên, thì Sông Kinh Lộ,xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè để làm cảng cá biển cho Tp HCM là rất phù hợp.Như đã nêu ở đầu bài,tuyến bờ sông dài 2.200m, đủ độ sâu tiếp nhận tàu cá có mớn  nước 3-6m, đủ độ rộng , khu vực quay trở. Nơi đây có thể  tiếp nhận  cùng lúc hàng trăm tàu cá các loại và tàu hậu cần cho ngư trường.Vùng đất trong  cảng  rộng 70 ha. Khu trong cảng bao gồm cảng xếp dở , kho lạnh, chợ đấu giá,nhà máy nước đá, kho dầu…Vùng đất ngoài cảng rộng 435 ha ,có thể tổ chức  khu “Làng cá ” bao gồm các nhà máy chế biến, xưỡng sữa chữa kỹ thuật, trường học, bệnh viện , khu chung cư cho người dân  đánh cá.Vùng đất thuộc tỉnh Long An tiếp giáp khu vực này rộng 481 ha là tiềm năng để mở rộng “Làng cá”.Để thực hiện  mô hình trên, nên chọn hình thức  công ty cổ phần. Với người dân địa phương có thể tham gia  cổ phần bằng đất đang sở hữu và có thể nhận một phần tiền mặt trước để giải quyết sự chuyển đổi nghề nghiệp và sinh hoạt.Với mô hình này mọi người đều được tham gia phát triển dự án mà không phải dùng ngân sách nhà nước từ việc nghiên cứu đến đầu tư cho dự án.                 Nếu mục tiêu trên đưọc thực hiện chúng ta sẽ nâng chất lượng bửa ăn cho nhân dân Tp. HCM nhờ tăng thêm số lượng và chất lượng cá biển;tạo nhiều công việc cho nhân dân lao động Tp.HCM;thêm nguồn thu thuế cho Tp.HCM.Mặc khác kích thích phát triển đội tàu đánh cá xa bờ góp phần bảo vệ biển đảo của  Việt Nam.KS Doãn Mạnh Dũng.