Đôi lời với “Lãng quên ”
Ngồi kiểm lại. Những năm tháng gian khổ đó, những ai xuống tàu đi khu IV ? Chỉ có những con em những người lao động. Những chàng trai, con các quan chức cao cấp trong Cục Đường biển hay quan chức thành phố Hải Phòng đều đi nước ngoài hay vào lực lượng vũ trang để đứng gác tàu nước ngoài vừa có cái ăn ngon vừa tránh được bom đạn! Trong chiến tranh, chưa từng thấy vị công an nào sang lảnh đạo Công ty vận tải biển. Nhưng khi đất nước vừa thống nhất thì một vị công an đã được điều sang làm lảnh đạo Cty vận tải biển,rồi lảnh đạo cả ngành. Con cái của các vị lập tức trở thành trung tâm rắc rối cho Hải Phòng và là nơi thuyền viên phải đến cầu cạnh và mua bán hàng hóa. Trong chiến tranh thuyền viên dể dàng có hộ chiếu vì khi có sự cố thì đổi hướng chạy tàu sang Trung Quốc. Nhưng sau năm 1975, chuyện bố trí nhân sự xuống tàu và hộ chiếu đã trở thành mảnh đất tiêu cực phá nát ngành hành hải. Ghét anh chàng đang dưới tàu thì đưa từ tàu lên bờ hay cho đổi tàu để chạy tuyến không thể mua bán. Ghét anh chành đang trên bờ thì đưa xuống tàu cho nó phải xa vợ xa con ! Rồi chính những người công an có nhiều quyền lực trong lỉnh vực trên cũng không tránh được nhân quả với chính mình. Nhưng phá nát ngành hàng hải có lẻ ở mấy ông trời con vốn học ở xứ Tây về. Tuổi trẻ của họ chỉ quen hưởng thụ nên khi quản lý ngành họ chỉ chọn người cung phụng cho chính mình chứ không chọn người làm việc ! Đó có lẻ là nguyên nhân sâu xa mà đầu năm 2014, ngành Hàng hải Việt Nam đón nhận hai án tử tình dành cho hai người giữ vị trí cao nhất của ngành trong lỉnh vực Quản lý Nhà nước ( Vinamarine ) và trong lỉnh vực kinh doanh ( Vinalines). Những người đi biển chân chính không xấu hổ với những năm tháng đã chiến đấu đầy kiêu hảnh.
Nhớ mùa hè 1967, Vũ Lê và tôi cùng vài bạn trong lớp từ Gàng – Lục Nam đi bộ về Hà Nội. Qua thị xã Bắc Ninh, nhà cửa tan nát, giữa trưa chẵng thấy bóng người. Mới đây,trên trang Kim Dung, có một thầy giáo dạy văn tình cờ nghe được lời ru giữa đống đổ nát trên :
Sự đời,nước mắt như gương,
Nghìn năm chỉ một, mình thương lấy mình.
Chắc thầy giáo dạy văn trên đã liên tưởng đến câu thơ nổi tiếng của Tố Hữu :
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.
Thời gian đã đũ để chúng ta bình tâm chọn niềm tin cho cuộc đời, con đường đi cho cả dân tộc và nơi đặt tình yêu thương.
KS Doãn Mạnh Dũng