Ông cha ta sử dụng quy luật thủy triều để đánh giặc.
kéo quân từ Châu Ái ra Bắc trị tội Công Tiển.Công Tiển đem tiền của cầu cứu vua Nam Hán nhưng bị giết chết trước khi quân Hán đến . Năm 1938,thái tử Hoàng Thao được lệnh vua cha Nam Hán kéo quân bằng đường biển sang xâm lược nước ta. Nghe tin trên Ngô Quyền nói với các tướng tá rằng : “Hoằng Thao là đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến,quân lích mỏi mệt, tại nghe được tin Công Tiển bị chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi.Quân ta sức mạnh, đối địch với quân mổi mệt, tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền , nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bây giờ ta dể bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả”. ( TheoĐại Việt Sử ký tòan thư của Ngô Sĩ Liên)
Hoằng Thao đem thủy binh ồ ạt kéo vào cửa sông Bạch Đằng. Đang lúc triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền khéo léo dùng thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán, dụ quân Nam Hán từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng. Quân ta vờ rút chạy. Tên tướng trẻ kêu ngạo Hoằng Thao mắc mưu, thúc quân chèo thuyền chiến hăm hở đuổi theo,vượt qua trận địa ngầm của ta. Quân ta cầm cự với giặc. Đợi khi thủy triều rút xuống mạnh, Ngô Quyền hạ lệnh cho tòan quân phản công đánh quật lại. Thủy quân Nam Hán hốt hoảng quay đầu chạy. Ra đến gần biển thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vở và bị đắm rất nhiều. Quân giặc phần bị giết phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nữa. Hoằng Thao bõ mạng tại đây. Vua Nam Hán trên đường đưa quân sang tiếp viện nghe tin Hoằng Thao chết trận , y thu nhặt tàn quân rút chạy. Ý chí xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp.Bài học thời Ngô Quyền chỉ ra rằng, muốn chống giặc, trước hết trong nước “không có kẽ làm nội ứng” và biết sử dụng sự uyên thâm về thủy triều để dàn trận tiêu diệt địch.
Chiến thắng Bạch Đằng thời Trần
Trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 năm 1287-1288 chống quân Nguyên, Hốt- tất- liệt tấn công Đại Việt không chỉ nhằm bành trướng xuống Đông Nam Á mà còn mang nặng tính phục thù cay cú cho sự thất bại hai lần xâm lược trước.( Lần 1 năm 1258, lần 2 năm 1285). Tháng 12-1987 quân Nguyên tiến vào Đại Việt bằng 3 hướng: đạo quân từ Vân Nam theo đường sông Hồng do Ái Lổ chỉ huy;đạo quân chính từ Lạng Sơn qua do con trai Hốt-tất-liệt là Thoát Hoan chỉ huy; thủy binh do Ô -mã –nhi và Phàn Tiếp thống lỉnh từ Khâm Châu –Quảng Đông tiến theo sông Bạch Đằng vào.Theo sau thủy binh là quân lương do Trương Văn Hổ phụ trách. Thóat Hoan ỷ thế quân đông tiến vào chiếm khu Vạn Kiếp – Phả Lại làm bàn đạp tấn công thành Thăng Long.Thủy binh ta do Trần Khánh Dư đón đánh thủy binh địch nhưng thất bại phải rút lui. Ô mã nhi thấy chiến thắng vội tiến nhanh để gặp Thóat Hoan tại Vạn Kiếp bỏ quân lương đi sau.Trần Khánh Dư phát hiện sơ hở của địch chuyển sang phục kích tiêu diệt tòan bộ đòan quân lương thu chiến lợi phẩm. Duy chỉ có Trương Văn Hổ một mình một thuyền chạy thóat thân. Vì vua Trần áp dụng chiến lược “vườn không nhà trống”, rút lui khi địch tấn công, tấn công , tập kích các doanh trại khi chúng đóng quân. Khi biết đòan quân lương đã bị tiêu diệt, Thóat Hoan đã hiểu sẽ bị bao vây tiêu diệt như hai lần xâm lược trước nên quyết định rút lui. Biết chúng phải quay về đường cũ nên Hưng Đạo Vưong Trần Quốc Tuấn quyết định dùng kế Ngô Quyền tiêu diệt địch. Theo tính tóan quy hồi , năm 1288 là năm trung bình chu kỳ nước triều 18,6 năm , nghĩa là ứng với thời kỳ nước triều không cao. Lúc xảy ra trận chiến là quảng tháng 3 âm lịch, mưa còn ít, nước sông cạn. Để có thể lợi dụng được sức nước thủy triều trong mục đích tiêu diệt địch, phải chọn được ngày nào nước triều cao nhất.Ngày 8/3 theo tính tóan hiện đại là lúc có điều kiện lý tưởng ; thủy triều dâng cao nhất, tới hơn 3 m vào lúc nữa đêm và sang xuống thấp nhất tới dưới 1m vào khoãng giữa trưa mồng tám.Nghĩ là muốn thực hiện đúng kế hoạch dự kiến , phải nhử địch vào trận địa cọc đúng sáng sớm ngày mồng 8 và không chậm quá trưa.Chỉ trong khỏang thời gian đó nước mới rút nhanh tạo ra dòng triều có vận tốc vài mét /giây , đủ sức mạnh kéo thuyền lao nhanh đâm vào cọc.Trong trận này ta tiêu diệt tòan bộ đạo quân thủy của địch, bắt sống Ô-mã -nhi, Phàn Tiếp, Tích lệ cơ, thu hơn 400 chiến thuyền. Vô số quân giặc vùi xác dưới đáy sông Bạch Đằng. Đạo quân bộ của Thóat Hoan rút qua Lạng Sơn tuy khôngbị tiêu diệt hòan tòan nhưng bị chặn đánh liên tục, bị tổn thất nặng nề. Thóat Hoan phải mở con đường máu mới chạy thóat về nước. Trận Bạch Đằng thời Trần đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt và mãi mãi là sự ám ảnh kinh sợ của giặc phương Bắc.
Tự hào ông cha chúng ta không chỉ giỏi dùng binh mà còn am hiểu tinh tường các quy luật sông nước. Việc tính tóan thủy triều chính xác đến hàng giờ và hàng tất nước là một chuyện lạ đối với trình độ khoa học kỹ thuật thời bấy giờ.Nếu không thì đã không thể ngụy trang được cọc, không nhử địch vào trận địa, không lợi dụng được dòng thủy triều rút đưa thuyền đâm vào cọc.
Sở dĩ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thành công nhờ có Yết Kiêu giỏi về sông nước. Hơn nữa truyền thuyết vùng Bạch Đằng có một phụ nữ thông tường sông nước địa phương đã tham mưu giúp Vương.
Đất Việt thời nào cũng có anh hùng ra cứu nước. Thế hệ chúng ta đọc sử xưa, nhớ và tự hào cha ông chúng ta không chỉ có tinh thần bất khuất mà cực kỳ thông minh biết cách chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc dù rằng đất Việt nhỏ bé.
Kinh tế biển
Tham khảo : Sử Việt Nam và Phạm Ngọc Tòan