Phát triển bền vững Đồng Bằng Sông Cữu Long trên nền tảng quy luật tự nhiên.

Phát triển bền vững Đồng Bằng Sông Cữu Long trên nền tảng quy luật tự nhiên.
Sự hình thành ĐBSCL 
Ai cũng biết ĐBSCL được bồi đắp bởi sông Mê Kông dài khoãng 4.850 km với lưu lượng nước hàng năm khoãng 450 triệu m3.Do chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Cực trái đất đã tạo ra dòng hoàn lưu chảy tầng đáy từ Cực về Xích đạo. Dòng hoàn lưu chịu tác động bởi lực Côriolic.Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hòan lưu tầng đáy vừa di chuyển từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển từ Đông sang Tây theo chiều ngược với chiều quay của trái đất. Vì bờ biển có độ dốc từ bờ ra biển sâu, nên dòng hoàn lưu trong quá trình di chuyển từ Đông sang Tây đã tiến dần lên mặt nước và đùn cát từ đáy biển lên bờ. Đó là động lực chính đã sắp xếp sa bồi của ĐBSCL khi đổ ra biển. Dòng hoàn lưu tầng đáy tác động vào ĐBSCL có nguồn xuất phát từ miền bắc nước Nhật ,chảy dọc theo bờ biển Trung Quốc về hướng nam, qua phía đông đảo Hải Nam và ép vào bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu.Vì vậy dòng hoàn lưu tầng đáy này có lực quan tính Côriolic là lớn nhất so với các dòng hoàn lưu khác trên thế giới.Do địa hình núi Vũng Tàu vươn ra biển, nên đã hướng dòng hoàn lưu đã chạy bọc các tỉnh miền Đông , xuống cực nam và vuốt mũi Cà Mau cong về phía tây.
Sự hình thành hồ Đồng Tháp Mười
Vì mũi Vũng Tàu che chở, nên dòng hoàn lưu tầng đáy khó tác động đến phia Tây khu vực Đồng Tháp Mười và đã tạo nên một hệ thống giồng đất phù sa bao bọc một vùng trũng ở phía Tây và tạo nên hồ Đồng Tháp Mười.
Vùng hạ lưu ĐBSCL có hai hồ chính, Biển Hồ ở Kampuchia và hồ Đồng Tháp Mười ở Việt Nam. Hai hồ trên giúp điều tiết nước về mùa lũ và giảm hạn về mùa khô.
Rất tiếc rằng, người Việt đã và đang biến hồ Đồng Tháp Mười thành ruộng lúa bằng các giải pháp xây dựng đê, nâng cao các vùng đất giữa hồ để xây dựng khu dân cư.Chủ trương này đã hủy một hệ thống giảm lũ và chống hạn cho các tỉnh ĐBSCL.
Nên cân nhắc việc xây dựng hệ thống đê ở ĐBSCL 
Việc xây dựng hệ thống đê của ĐBSCL trước mắt là có lợi cho địa phương vì tăng thêm mùa vụ cho vùng có đê . Nhưng khi cả ĐBSCL đều hòan chỉnh hệ thống đê thì dòng chảy sẽ bị dồn nén gây ra phá đê cục bộ và cả ĐBSCL buộc phải tăng cường gia cố đê nếu không muốn địa phương mình là nạn nhân của sự vỡ đê. Tình trạng trên không chỉ làm gia tăng lượng phân bón vô cơ cho nông nghiệp mà còn gây ngập úng vùng thượng lưu của ĐSBSCL. 
Lý thuyết lệch pha giữa thủy triều Đông Tây là nền tảng chuyển lũ về vịnh Thái Lan.
Khi so sánh pha của thủy triều bờ biển Đông và Tây ta thấy chúng lệch nhau. Có nghĩa là khi thủy triều ở bờ biển phía Đông cao nhất thì thủy triều ở bờ biển phía Tây không ở trạng thái cao. Vì lý do này chúng ta có thể đưa ra giải pháp cắt đỉnh lũ về vịnh Thái Lan.
Dòng sông có xu hướng chọn nơi có thủy triều cao để thóat ra biển 
Khi nghiên cứu sự di chuyển của dòng sông chảy ra biển, tôi phát hiện rằng dòng sông đã chọn nơi có thủy triều cao nhất làm cửa thoát ra biển.Vì thủy triều ở bờ biển phía Đông có thể cao đến 4.8m, trong khi thủy triều ở bờ biển phía Tây chỉ khoãng 1.4m, nên dòng sông Mê Kông có hướng chảy chính là ra biển Đông.Do đó, khi chuyển lũ về vịnh Thái Lan, chúng ta cũng không lo lắng là dòng sông sẽ chuyển hẳn về phía Tây và gây xáo trộn môi trường bờ biển phía Đông. 
Khi so sánh thủy triều bờ biển từ Hà Tiên đến Rạch Giá , ta thấy thủy triều ở Rạch Giá là cao nhất và cao hơn thủy triều ở Hòn Đất. Vì vậy khi đưa lũ thóat ra vịnh Thái Lan, ta nên tạo cửa thóat tại Rạch Giá hơn là ở Hòn Đất.Thực tế khi mở cửa thóat lũ tại Hòn Đất thì lũ có xu hướng phá lộ chảy về phía Rạch Giá.
Để hiểu quy luật này, chúng ta có thể quan sát con kênh dọc lộ Rạch Giá – Hà Tiên có hướng dòng chủ yếu từ Hà Tiên về Rạch Giá. 
Cần sử dụng hồ Đồng Tháp Mười, Vàm Nao và động năng của dòng chảy để cắt lũ về vịnh Thái Lan 
Để cắt được đỉnh lũ khi cần thiết, bắt buộc người ta phải quan tâm đến việc sử dụng động năng của dòng chảy. Từ quan điểm trên, tôi cho rằng nên sử dụng hồ Đồng Tháp Mười làm hồ điều tiết lũ vào mùa lũ và chống hạn vào mùa khô. Dòng sông Tiền đang có xu hướng chuyển dòng qua sông Hậu qua sông Vàm Nao.Vì vậy mô hình cắt đỉnh lũ lâu dài cho ĐBSCL như sau : từ hồ Đồng Tháp Mười đào kênh nối với sông Vàm Nao tại sông Tiền. Tại cửa Vàm Nao nối với sông Hậu ta đào kênh nối thẵng đến phía tây của Rạch Giá để đổ ra biển. ( Hinh1) 
 
 
 
Hình 1
 
Luồng tàu biển ở cửa Định An di động 
Vì dòng hòan lưu tầng đáy mạnh nhất khi có sự chênh lệnh về nhiệt độ giữa Xích đạo và Cực bắc, đó là vào mùa đông.Thời gian này gió mùa đông bắc xuất hiện . Gió gây ra sự di chuyển nước tầng mặt. Vì vậy có sự cộng hưởng dòng hòan lưu tầng đáy và dòng tầng mặt vào thời gian mùa đông từ tháng 9 đến tháng 3. Đúng thời gian này, lũ chính vụ ĐBSCL cũng bắt đầu từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10.
Hai dòng trên gặp nhau tại cửa Định An và tạo ra các dòng xóay. Tâm xóay là nơi bồi lắng. Vì dòng hòan lưu mạnh nên đẩy dòng Định An tịch tiến về phía nam.Hết mùa đông, thì dòng Định An lại khôi phục hướng dòng chảy cũ. Đó là trạng thái động của luồng Định An. 
Dòng sông Tiền có xu hướng chuyển qua sông Hậu tại sông Vàm Nao nên làm cửa Định An và Trần Đề sẽ sâu hơn. Đây là yếu tố thuận cho cửa Định An và Trần Đề. Nhưng xu thế trái đất ấm dần sẽ làm dòng hòan lưu tầng đáy mạnh hơn nên sự di động của luồng Định An cũng sẽ có xu hướng lớn hơn.
Việc người Việt Nam mở một luồng khác gần phía bắc luồng Định An, khi lưu lượng nước thóat ra biển lớn thì hiện tượng di chuyển dòng tại vùng cửa biển mới sẽ xuất hiện như trạng thái động của luồng Định An hôm nay.
Đưa tàu biển vào ĐBSCL bằng cửa Trần Đề
Người Việt Nam ai ai cũng biết vịnh Cam Ranh và gần đây biết thêm vịnh Vân Phong. Nhưng ít ai biết vì sao vịnh Cam Ranh và vinh Vân Phong sâu và kín gió.
Vịnh Cam Ranh được bảo vệ bằng một đê cát dài 17km , còn vịnh Vân Phong được bảo vệ bằng một đê cát dài trên 18 km.Hai con đê cát trên có cùng phương vị 330 độ.
Nguyên nhân sự hình thành những con đê bằng cát là do dòng hải lưu tầng đáy đã đùn cát từ đáy biển lên bờ. Gió đưa cát từ bờ lên cao và tạo thành những con đê mà trên thế giới khó tìm thấy. Nó chỉ hình thành ở bờ biển phía Tây của đại dương và bờ biển đó có vĩ độ thích hợp và phía Bắc bờ biển phải được thông với Cực bắc của trái đất.Đây là đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt của bờ biển miền Trung và Nam Bộ.
Khi nghiên cứu luồng Trần Đề chúng ta thấy phía bắc luồng tự nhiên có con đê cát dài 17,2 km và có phương vị cũng khoãng 330 độ như hai con đê cát tại vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong. Chính con đê trên đã bảo vệ đọan luồng tàu biển phía nam luồng Trần Đề , vì vậy ở đọan này luồng tàu biển rất thẳng.
Khi nghiên cứu luồng tàu biển vào vịnh Gành Ráy để vào cảng Sài gòn đã ổn định trên 100 năm ta thấy luồng có phương vị 327 độ , phía bắc có núi Vũng Tàu che chắn, phía nam không có đê nhân tạo. 
So sánh với luồng tự nhiên Trần Đề, ta thật sự ngạc nhiên khi luồng tự nhiên cũng có phương vị 327 độ và phía bắc có đê cát dài trên 17,2 km.Với sự mô phỏng theo mẩu luồng tàu biển vào vịnh Gành Ráy, chúng ta hòan tòan tin rằng có thể cải tạo luồng Trần Đề để đưa tàu biển vào ĐBSCL.
Với bản đồ có độ sâu biển được Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hành chính thức 12/2011 theo tiêu chuẩn VN2000 và hệ số chênh lệnh giữa độ sâu “số 0 hải đồ” tại Định An kém hơn tại Hòn Dấu là 1062mm, chúng ta thấy rằng có thể khai thác luồng tự nhiên Trần Đề cho tàu 4.500 DWT. Để nâng cấp luồng Trần Đề đón tàu 10.000DWT đầy tải thì chi phí rất thấp khoãng 30 triệu USD. 
Trước mắt, mô hình luồng tự nhiên Trần Đề hòan toàn có thể thực hiện ngay để phục vụ cho việc xuất khẩu phân đạm của nhà máy Điện Đạm Cà Mau.
Giải pháp luồng tàu biển Trần Đề không mất đất, không gây nhiểm mặn, phù hợp với sự phát triển môi trường của vùng đất Cù Lao Dung đang phát triển về hướng Đông.Thực hiện giải pháp này , chúng ta cần phải chấp nhận chi phí nạo vét duy tu do lượng phù sa hòa trong nước của dòng Cửu Long. Nhưng chi phí trên là có thể chấp nhận.Vì xét về quy luật, lượng sa bồi khi ra biển sẽ có xu hướng bị đẩy về phía nam do dòng tầng mặt hình thành bởi gió đông bắc; và mặt khác, một dòng hòan lưu tầng đáy nhỏ sẽ xuất hiện trong vịnh Trần Đề sẽ đẩy phù sa về hướng nam. Ta gọi là vịnh Trần Đề vì đê cát phát triển sẽ tạo ra một vịnh ngày càng kín như vịnh Gành Ráy. Vùng đất tiếp giáp biển của thành phố Sóc Trăng sẽ có xu hướng cạn nhanh và ít sóng gió hơn nhờ sự phát triển của đê cát Trần Đề. 
Phía bắc luồng Trần Đề hòan tòan có thể hình thành siêu cảng để đón tàu 8 vạn tấn cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện tại Long Phú. Từ khu vực chuyển tải, xà lan 1 vạn tấn đưa than chuyển tải từ tàu lớn vào cảng chuyên dụng của nhà máy điện. 
Với mô hình trên, Sóc Trăng chắc chắn có cơ hội phục hồi vai trò đầu mối giao thông biển. ( Hinh 2)
 
Hình 2 
Nên chủ động phát triển mũi Cà Mau
Phù sa phía biển Đông có xu thế làm cạn vịnh Thái Lan bằng dòng hoàn lưu tầng đáy. Người Việt Nam nên chủ động lấn biển tại mũi Cà Mau bằng cách đóng một hàng cọc bằng thân cây dừa già ở vùng chưa có thảm thực vật theo hướng như hình kèm theo.Nên đóng cọc dừa dài khoãng 10m, cách nhau 1m. Cách làm trên là tạo nhanh sự kết bám của phù sa , hình thành nhanh rừng để lấn biển về phía nam.Giải pháp này vừa giúp mở rộng nhanh ĐBSCL,tạo thêm lá phổi xanh cho Đông Nam Á, vừa chống sự thóai hóa của vịnh Thái Lan. Hiện tượng trái đất ấm dần làm dòng hoàn lưu tầng đáy mạnh hơn nên gây sự xói mòn bờ biển Đông Việt Nam và đưa  phù sa về mũi Cà Mau sẽ nhiều hơn. Vì vậy việc chủ động lấn biển tại mũi Cà Mau là hoàn tòan hữu ích và có hiệu quả lớn. (Hình 3 ) 
 
Hình 3
Những ảnh hưởng của ĐBSCL khi trái đất ấm lên. 
Trái đất ấm lên làm nước biển dâng cao.Tôi quan niệm rằng loài người cần tìm cách hạn chế sự ấm dần của trái đất bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, suối nước nóng, năng lượng từ thực vật … Khi đã đối mặt với sự ấm dần của trái đất, thái độ con người là nên tìm cách thích ứng và không nên chống lại. Đặc biệt , với một nước nghèo như Việt Nam, việc chống lại thiên nhiên đòi hỏi rất nhiều tiền của. Ví dụ khi nước dâng gây nhiểm mặn, chúng ta tìm loại cá thích hợp với độ mặn mới để nuôi trồng hơn là đầu tư đắp đê duy trì độ mặn nguyên thủy. Hoặc thay vì đắp đê bảo vệ lúa,chúng ta nên có sự đột phá tìm loại lúa thích ứng với nồng độ mặn mới. Với dân cư , nên tập trung ở những vùng giồng đất cao, tạo nên đô thị tập trung hơn là sống phân tán.Có như vậy chúng ta mới có thể vừa bảo vệ con người vừa cơ giới hóa trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời thuận lợi trong giáo dục, đào tạo để chuyễn một lực lượng lớn lao động sang hệ dịch vụ như chế biến nông thủy sản, tìm kiếm nguồn giống mới…, biến Nam Bộ thành bếp ăn của Khu vực và Thế giới như lời khuyên của ông Phillip Kotler .
KS Doãn Mạnh Dũng