Phản biện bài viết của tác giả Lê Vĩnh Cẩn về việc khai thác năng lượng sóng biển theo độ cao sóng

Ta có thể làm thí nghiệm nhỏ như sau : dùng một chậu có nước , dùng miệng thổi vào một góc chậu và thả một mảnh giấy nơi đã thổi. Hơi thổi của bạn tạo ra sóng. Mảnh giấy thả xuống không di chuyển theo sóng mà bềnh bồng ngay góc chậu.
Như vậy sóng là sự giao động của những phần tử nước tại chổ lên và xuống , hướng theo hướng gió Nguồn năng lượng của sóng bao gồm hai phần năng lượng chính : a/ Năng lượng tạo sóng lên và xuống. b/ Năng lượng sóng ép các phần tử nước theo hướng gió. Vì chiều cao lên xuống của sóng rất thấp nên sức ép của sóng theo hướng gió mới là nguồn năng lượng đáng quan tâm.
Theo tài liệu, thì ông Lê Vĩnh Cẩn chọn hướng lấy năng lượng sóng theo cao độ. Phương pháp của ông Lê Vĩnh Cấn là nhận năng lượng bằng phao trượt lên xuống theo chiều cao của sóng. Chuyển động theo trục đứng được chuyển thành chuyển động quay để quay máy phát điện.
Chuyển động đi lên là lực Ac-si-méc đẩy phao đi lên.
E = F. h
Trong đó :
F : lực đẩy Ac-sim-mec tương đương bằng khối lượng nước mà phao chiếm chổ. ( khối lượng nước biển kg x 9,8 N)
h : cao độ của sóng (m)
Chuyển động đi xuống có thể coi là trạng thái rơi tự do để thuận lợi khi tính toán.
e = m . g.h
m : khối lượng của phao ( Kg x 9,8 N)
g : gia tốc trọng trường 9,8 m/s
h : Cao độ của sóng (m)
Bạn thay các con số mà tác giả dự tính thiết kế kích thước và trọng lượng của phao vào sẽ tìm ra nguồn năng lượng gốc của sóng theo cao độ. Vì chu kỳ lên xuống của sóng rất chậm nên trong một đơn vị thời gian bạn tìm ra công suất nguồn tự nhiên với giá trị rất thấp.
Hơn nữa , phương pháp lấy năng lượng của tác giả bằng phương pháp trượt bánh răng nên chi phí năng lượng cho quá trình trung gian chuyển đổi là rất lớn.
Khi lấy năng lượng theo cao độ rất nhỏ so với độ dài cọc đóng xuống đáy biển nên khó đạt hiệu quả kinh tế.
Chúng ta hoan nghênh tâm huyết của tác giả nhưng giải pháp lấy năng lượng theo cao độ sóng tại Việt Nam là hướng còn quá nhiều việc phải trả lời.
Thân ái,
KS Doãn Mạnh Dũng

Ghi chú thêm :
Bạn có thể biết độ cao sóng biển trong cuốn “Tình hình một số yếu tố Khí tượng -Hải dương vùng biển Việt Nam và lân cận “- Bộ tư lệnh Hải quân- Phòng bảo đãm hàng hải- Năm 1985 .
Trong cuốn sách trên tại trang 112 , vùng bờ biển Bình Thuận đến Bến Tre thuộc vùng A. Vùng này khi có gió Đông- Bắc cấp 4 thì sóng có cao độ 0,6 m – 1,2 m . Với gió cấp 5 thì sóng có cao độ 1,2 m-2,1 m ; Với gió cấp 6 thì sóng có cáo độ 2,1 m-2,7 m ; Với gió cấp 7 thì sóng có cao độ 2,7 m-3,4 m ; Như vậy cao độ sóng tại vùng bờ biển mà tác giả Lê Vĩnh Cẩn nghiên cứu có cao độ rất thấp.