QUÁN CÀ PHÊ LOI ĐƠ
Câu chuyện giữa các khách hàng làm Lloyd nắm bắt rất nhanh,đó là sự cần thiết về an toàn của con tàu,các mức độ trả tiền bảo hiểm ..Từ các con số ghi chép về kích thước tàu ,Lloyd tổng kết dần thành các yêu cầu kỹ thuật mà sau này là Luật đóng tàu hay còn gọi là Quy phạm đóng tàu làm cơ sở cho một cơ quan đi kiểm tra đánh giá tàu mà ngày nay gọi là “Hội phân cấp tàu” còn trong tiếng Việt quen gọi là cơ quan đăng kiểm .Trong tiếng Anh hiện đại,Lloyd trở thành danh từ chung cho một loạt công ty phân cấp tàu,cho hệ thống bảo hiểm hàng hải toàn cầu… Vào những năm 60,khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu đóng con tàu 1 nghìn tấn,hoạt động phân cấp bắt đầu hình thành ở nước ta với cái tên Đăng kiểm.Chẳng là nó ảnh hưởng từ cơ quan “Choán trẻn-thuyền kiểm” ZC của Trung Quốc cũng như toàn bộ nhà máy Bạch Đằng đóng con tàu 1 nghìn tấn theo mô hình của đoàn chuyên gia nhà máy Hồ Đông Trung Quốc.Ngày nay ,Thuyền Kiểm ZC của Trung Quốc đã biến thái dần để trở thành Hội Phân cấp Tàu Trung Quốc CCS ,có chi nhánh tại nhiều cảng trên thế giới ,đáp ứng với chiến lược toàn cầu về đại dương của nước này,và phù hợp với hệ thống các hội phân cấp tàu trên toàn thế giới . Vậy phân cấp tàu là cái gì? Đó là những tổ chức phi chính phủ nhằm thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn kỹ thuật trong khi đóng và khai thác các tàu thuyền kể cả tàu ngầm và cả các công trình nổi như giàn khoan,khi chứa dầu…Những người thực thi công việc này là những chuyên viên kỹ thuật thuộc nhiều ngành khác nhau ,có bằng cấp và kinh nghiệm,có uy tín …và được gọi là thanh tra viên (surveyor) .Trình độ của đội ngũ thanh tra viên làm nên uy tín của tổ chức phân cấp .Như vậy,phân cấp là một hoạt động mang tính dịch vụ kỹ thuật,mà đối tượng phục vụ là các chủ tàu,các tổ chức kể cả cơ quan công quyền có liên quan tới tàu bè được coi là khách hàng,là thượng đế của mình. Để hội nhập, ZC Trung Quốc từ những năm 90 đã chuyển dần thành CCS trong khi đó tổ chức Đăng kiểm của chúng ta ra sao ? Qua các đời Bộ trưởng Bộ GTVT tới đời ông Đinh La Thăng với Quyết định 862/QĐ-BGTVT, ngày 05/04/2013 vẫn quy định rõ đó là cơ quan công quyền thực thi quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm các thiết bị giao thông trong đó có tàu thuyền và cả các thiết bị thăm dò dầu khí …và có thòng theo một câu muôn thuở cho chắc ăn …”theo quy định của pháp luật” Nửa nhiệm vụ “đăng” tức đăng ký tàu nay thuộc Cục Hàng Hải còn nửa kiểm tức là phân cấp ,so với các quyết định trước đây, hình như không có tiến bộ gì hơn mà vẫn còn giữ chặt cơ chế “xin-cho”.Cũng vào đầu những năm 90,tôi có đùa hỏi một ông sếp Đăng kiểm lúc đó là ,mở cửa rồi,các anh tính sao ,có còn là một cơ quan công vụ hay là một dịch vụ kỹ thuật phục vụ khách hàng.Bạn đó cười,ông đừng động đến gót chân Achille của chúng tôi ! Cũng dễ thông cảm thôi,phải giữ chặt cơ chế công quyền để tăng thêm sức mạnh thời gian đầu ,với các khoản đầu tư lớn về nhà cửa,uy tín,mới bắt được các tổ chức đồng nghiệp nước ngoài phải biết “lễ phép”khi hợp tác với mình trên quê hương này…Vài chục năm đã trôi qua,tổ chức Đăng kiểm khiến một vài người khó hiểu .Có một bác công tác tuyên huấn hỏi tôi : Chả hiểu đăng kiểm là cơ quan gì mà bình thường còn oai hơn cảnh sát biển,tàu không có chữ ký của nó cấm chạy được nhưng khi có chuyện gì thì “khi tàu chìm ,các giấy tờ chúng tôi cấp mất hết hiệu lực”.Có thể thấy quyền lực kỹ thuật trên biển hiện nay chồng chéo giữa Cục Hàng hải và Cục Đăng kiểm.Nhiều việc đáng ra là nhiệm vụ của Cục Hàng hải lại để cho Cục Đăng kiểm làm trong khi Cục Hàng Hải hình như chỉ “mê say” quản lý các doanh nghiệp rất đông đúc trong tổ chức của mình trong khi chức năng chính là phải thực thi nhiệm vụ một chính quyền mạnh trên biển đôi khi lại bỏ quên .Còn Cục Đăng kiểm từ chức năng dịch vụ kỹ thuật lại trở thành một cơ quan công quyền nhiều khi ban phát và thanh tra viên kỹ thuật-một danh hiệu nghề nghiệp khá cao quý- trở thành một anh cán bộ đăng kiểm viên tầm thường nhưng quyền lực ! Và kết quả là kỹ sư Lê Văn Dương phải trả bài trước quan tòa hình sự ,trong khi bình thường ,anh sẽ phải đứng trước một tòa án lương tâm của các Hội nghề nghiệp hay một tòa án dân sự .Bản án 7 năm tù là quá đắng nhưng liệu hiệu quả sẽ là bao nếu tinh thần của quán cà phê Loi đơ không được những người làm chính sách biển của đất nước hiểu cho thấu đáo.Mà số người sang Luân Đôn cũng như toàn thế giới tham dự các hội nghị hàng hải hàng năm đâu có ít ?
Những bình luận chép lại từ Facebook
Kỹ sư Phan Vĩnh Trị viết : “
Có điểm này cần được trao đổi thêm: mục đích của phân cấp tàu là gì? Theo em hiểu các quy phạm, tiêu chuẩn và các hoạt động đăng kiểm nhằm đảm bảo tính an toàn kỹ thuật của tàu. Từ đó phân cấp tàu và làm căn cứ định giá bảo hiểm (tàu an toàn cao thì phí bảo hiểm thấp và ngược lại). Đó là dịch vụ ban đầu Lloyd đặt ra phục vụ cho việc bán bảo hiểm. Cái định nghĩa trong wikipedia lờ điều này đi không hiểu tại sao? Nhưng cái quyết định của anh Thăng nói rất rõ ” tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật”Không nói rõ điều này dẫn đến 2 nhầm lẫn:
1- Ông đăng kiểm cho là mình có quyền xét mọi thứ nên duyệt cả bản vẽ tuyến hình (trước đây, không hiểu bây giờ thế nào), bắt bẻ về tốc độ tàu.
2- Dư luận chung thì cho rằng được đăng kiểm thông qua là chất lượng tàu đảm bảo. Thực ra phần chất lượng khai thác do phía chủ tàu quyết định (ví dụ chất lượng sơn)
Đăng kiểm VN hiện nay có một cái quy chế mập mờ là doanh nghiệp công ích, có thu. Chắc là các ông ấy chẳng chịu nhả đâu.
Lê Viết Hổ từ VR :
Các Bác ơi bàn tay có ngón dài ngón ngắn, Ở VN thì cái gì cũng “ngắn” đành chịu vậy thôi.
Nguồn : http://bachkhoahhdt.blogspot.com/2013/12/quan-ca-phe-loi-o.html