Những ý kiến mới trong Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội KHKT lần VI

Còn nếu Ban chấp hành bầu Ban kiểm tra thì khi Ban chấp hành vi pham Điều lệ thì Ban kiểm tra không thể có ý kiến khác với Ban chấp hành vì nếu cần Ban chấp hành thay thế ngay nhân sự Ban kiểm tra.
Với phân tích trên, ta thấy để Đại hội đại biểu bầu Ban kiểm tra là dân chủ hơn và tránh bế tắc khi Ban chấp hành vi phạm Điều lệ
Giới trí thức thành phố lớn nhất nước đã chọn giải pháp nào ?
Ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội Nguyễn Ngọc Giao đã giải thích sự quy định của Sở Nội vụ là việc bầu Ban kiểm tra là việc của Ban chấp hành và cho biết có ý kiến đề nghị Đại hội đại biểu bầu Ban kiểm tra.
Khi ý kiến ông Nguyễn Ngọc Giao vừa đưa ra thì có một vị đại biểu, nói giọng Khu IV khá gây gắt :
 
-Đề nghị thực hiện theo theo quy định của Sở Nội vụ : Ban chấp hành bầu Ban kiểm tra.
 
 
 
Nhưng ngay sau đó, cũng có một vị đại biểu – ông Lê Kế Lâm , Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ Thuật và Kinh tế Biển, cũng với giọng Khu IV phản ứng ngay :
 
-Đại hội nên bầu Ban kiểm tra, vì Ban kiểm tra do Ban chấp hành bầu thì sẽ không độc lập với Ban Chấp hành. Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển Tp HCM đã thực hiện nguyên tắc trên.
 
 
 
Vì có những ý kiến khác nhau nên ông Nguyễn Ngọc Giao đề nghị biểu quyết bằng giơ tay.
Khi biểu quyết, tôi thấy đa số đại biểu và tòan bộ Chủ tịch đòan và Thư ký đòan đều giơ tay ủng hộ việc Đại hội đại biểu phải bầu Ban kiểm tra.
Thực chất Ban kiểm tra của Liên hiệp các Hội ở đây cũng chẵng có quyền hành gì ngoài các thủ tục để biểu thị sự khách quan và dân chủ. Nhưng việc tranh luận gay gắt và sự biểu quyết với đa số áp đảo đề nghị Đại hội đại biểu bầu Ban kiểm tra là một sự tiến bộ trong ý thức dân chủ của giới trí thức nói chung và dân trí Việt Nam nói riêng. Đó là một nguyên tắc quan trọng và mang tính sống còn của bất cứ một tổ chức dân sự nào nếu nó muốn trong sạch trong họat động và thật sự vì cồng đồng mà nó mong muốn phục vụ. 
Mong rằng sự nhận thức này sẽ được tiếp nhận và duy trì trong mọi tổ chức dân sự.
Lắng nghe các ý kiến thảo luận và cũng như đọc báo cáo của Đại hội, tôi thấy giới trí thức Việt Nam chỉ quan tâm đến các nguồn kinh phí tài trợ cho các nghiên cứu. Vì vậy tôi trình bày ý kiến sau :
 
-Sản phẩm của giới trí thức là chất xám. Nhưng chưa thấy nội dung báo cáo của Đại hội hay ý kiến phát biểu quan tâm đến việc bảo vệ kết quả lao động của giới trí thức. Vì vậy Liên hiệp các Hội cần hợp tác với Chính quyền trong việc bảo vệ bản quyền trí tuệ. Khi bản quyền trí tuệ được bảo vệ thì xã hội mới học thật, làm thật và sống thật theo đúng với kết quả lao động. Nếu mọi nghiên cứu phải dựa vào bầu sữa ngân sách của Nhà nước thì không có ngân sánh nào chịu nổi.
 
 
Một vị đại biểu đề nghị Liên hiệp các Hội quan tâm đến Giáo dục phổ thông. 
Đó là một góp ý hay. Đúng là chúng ta không thể có một tương lai bền vững nếu trí tuệ của thế hệ trẻ có những khiếm khuyết ! 
Ông Chủ tịch – Nguyễn Ngọc Giao ủng hộ các góp ý trên và đề nghị Ban chấp hành khóa VI nghiên cứu.
KS Doãn Mạnh Dũng