Sa bồi sông Thu Bồn và vịnh Dung Quất
Vì buổi Hội thảo quá ít thời gian nên tôi không có dịp trình bày quan điểm của mình. Nhân những ngày nghĩ lễ có nhiều thời gian, tôi xin gửi đến Tiến sĩ Trương Đình Hiển và các bạn quan điểm của tôi về tư duy trên.
Sa bồi từ sông Thu Bồn ra biển có hai dạng. Dạng bị lắng xuống đáy biển và dạng trôi lơ lững ở mặt nước tầng trên. Nói ngắn hơn là có hai lớp: lớp tầng trên và lớp tầng đáy.
Với lớp nước tầng đáy, vì có sự chênh lệnh nhiệt theo kinh tuyến nên có dòng chảy mặt từ phía nam ( ở bắc bán cầu) lên phía bắc và dòng tầng đáy từ phía bắc về phía nam. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng tầng đáy vừa di chuyển từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển từ Đông sang Tây.Vì bờ biển có độ dốc từ bờ xuống đáy biển sâu nên dòng tầng đáy có xu hướng đùn cát từ Đông sang Tây có nghĩa là từ đáy biển lên bờ. Những đảo nhỏ cũng mang đủ các đặc tính trên. Bạn đến đảo Phú Quốc, bạn thấy bãi cát phía Đông Nam là những hạt cát cực nhỏ, mịn. Còn các vị trí khác của đảo Phú Quốc ít bãi cát, nhưng nếu có bãi cát thì hạt to rất nhiều so với cát ở bãi tắm Đông Nam. Nguyên do địa hình đảo Phú Quốc có đặc điểm sau : rộng 573 km2 chạy dọc theo hướng bắc xuống nam dài 50 Km. Nơi rộng nhất phía bắc là 27 Km , càng về phía nam càng hẹp dần và cực nam rộng 3,5 Km.Những hạt phù sa nhỏ từ phía Đông Bắc đảo Phú Quốc bị dòng hòan lưu tầng đáy đưa về phía Đông Nam. Những thông tin này giúp bạn sẽ thú vị hơn khi thích tìm hiểu địa lý Phú Quốc.
Như vậy về lý thuyết và thực tế với dòng tầng đáy, phù sa sông Thu Bồn hòan tòan đủ các yếu tố trôi về vịnh Dung Quất.
Còn với dòng tầng mặt thì như thế nào ? Dòng tầng mặt hình thành chủ yếu do gió Đông Bắc. Để hiểu dòng tầng mặt, người ta thả các vật nổi trên biển và theo dỏi sự di chuyển của nó.Theo Tài liệu của Bộ tư lệnh Hải Quân năm 1985 chúng ta hòan tòan có thể biết được sự di chuyển dòng nước tầng mặt với các hình ghi lại vệt di chuyển của các vật nổi như sau :
Tháng 1, 2,3,8, 9,10,11,12 các vật nổi di chuyển dọc bờ biển Việt Nam từ Bắc xuống Nam.
Tháng 4,5,6,7 các vật bị gió Tây Nam đẩy về hướng Đông Bắc.
Chi tiết vệt di chuyển từng tháng như sau :
Tháng 1 với 5 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam:
Tháng 1 với 5 phao thả ở Bắc và Nam đảo Hải Nam:
Tháng 2 với 5 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam:
Tháng 2 với 5 phao thả ở Bắc và Nam đảo Hải Nam:
Tháng 3 với 5 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam:
Tháng 3 với 5 phao thả ở Bắc và Nam đảo Hải Nam:
Tháng 4 -với 5 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung :
Tháng 5 -với 4 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 4 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 6 -với 4 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 7 -với 4 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 8 -với 4 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 9 – với 2 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 4 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 10 – với 2 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 11- với 2 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 3 phao ở miền Trung:
Tháng 12- với 4 phao thả ở vĩ độ giữa đảo Hải Nam, 3 phao ở bắc và nam đảo Hải Nam và 2 phao ở miền Trung:
Người ta sử dụng tài liệu trên để cứu người khi gặp tai nạn trên biển hay để tìm nguồn gốc vết dầu di chuyển làm ô nhiểm biển.
Nhân đây cũng xin giới thiệu với các bạn thủ thuật nhận ra hướng dòng chảy trên biển. Chúng ta biết dòng chảy bao giờ cũng để lại vết biểu thị rõ nhất là vệt cát trên biển.
Đường đẵng sâu qua vịnh Dung Quất:
Nhìn đường đẵng sâu qua vịnh Dung Quất, chúng ta dể dàng hiểu rằng đã có dòng hải lưu chảy qua vịnh Dung Quất từ Bắc xuống Nam mà không thể có chiều ngược lại. Chỉ bằng thủ thuật trên, bạn đã có thể hiểu rằng về mùa lũ dòng chảy từ bắc xuống nam không chỉ đưa sa bồi từ bờ biển phía Bắc vào vịnh Dung Quất mà dòng này còn đẩy dòng Trà Bồng mang nhiều phù sa vào khu vực cửa luồng vào cảng Dung Quất.
Tháng 9/1996, tôi đến khảo sát tại vịnh Dung Quất và được những người già ở đây cho biết : Khi lũ và bão, muốn tìm xác người và xác thuyền thì đến khu vực phía tây của vịnh vùng nam sông Trà Bồng. Sau này việc phát hiện các xác tàu xưa với nhiều đồ cổ nằm khu vực này rất sát bờ đã chỉ ra quy luật trên là đúng. Lưỡi sa bồi trong cảng Dung Quất sẽ hình thành từ Tây sang Đông theo quy luật trên.
Bạn muốn thay đổi tình trạng trên của vịnh Dung Quất thì cần buộc trái đất phải quay theo chiều ngược lại : là từ Đông sang Tây !
Trong khoa học những ý kiến khác biệt sẽ giúp con người hiểu sâu và đầy đủ hơn mọi khía cạnh của sự việc. Vì vậy tác giả cũng chân thành cám ơn việc nêu sự việc của Tiến sĩ Trương Đình Hiển.
KS Doãn Mạnh Dũng