Từ bài học ở đảo Borneo nên duy trì năng lực tiếp nhận phù sa cho ĐBSCL bằng lũ.

Tìm hiểu kỹ hơn về địa chất, các nhà khoa học mới biết rằng đảo Borneo rất nghèo phù sa – những chất cần thiết cho thực vật phát triển. Khi thực vật kém phát triển thì hệ sinh thái động vật cũng ảnh hưởng theo. Vì vậy các con vật ở xứ này đều có kích thước nhỏ hơn các giống vật đồng loại ở xứ khác. Từ voi, đến hổ, khỉ… Chính hiện tượng nghèo phù sa của đảo Borneo đã nhắc ĐBSCL cần cảnh giác với chiến lược đắp đê. Khi đã đắp đê thì lượng nước lũ mang phù sa khó mà tự phủ toàn bộ vùng đất. Như vậy làm đê bao thì có thể duy trì lợi ích trong vài năm đầu, còn tương lai thì chắc chắn là gay gắt. Điển hình việc biến hồ Đồng Tháp Mười thành vùng lúa ba vụ là một thực tế của chiến lược đê bao. Năm 2013, trong Hội nghị quốc tế về ba đồng bằng : Hà Lan, Mississppi và ĐBSCL, trong phiên thảo luận tổ, một vị ở tỉnh Trà Vinh đề nghị Chính phủ nên tài trợ nông dân Đồng Tháp Mười để họ không sản xuất lúa vụ ba, đất ruộng cần dùng trữ nước như vậy các tỉnh ven biển mới có nước ngọt sử dụng !
Ở ĐBSCL, phía dưới lớp đất phù sa là lớp đất phèn. Khi cày bừa cũng cần tránh đưa phèn trồi lên trên. Đều đó có nghĩa rằng lớp phù sa ở ĐBSCL khá mõng và cần phải bồi đắp phù sa thường xuyên để duy trì sự đa dạng thực vật và sinh thái.
Từ bài học sự nghèo nàn về trái cây ở đảo Borneo, Việt Nam cần có chiến lược duy trì năng lực tiếp nhận phù sa cho ĐBSCL bằng lũ. Vì vị trí ở hạ lưu, ĐBSCL khó có thể chủ động về nước. Các nước thượng nguồn có thể chủ động tạo ra vừa lũ và cả hạn. Vì vậy để tồn tại, ĐBSCL cần chủ động để có thể đối phó với cả 2 kịch bản trên. Từ năm 1996 , tôi đã đề nghị khôi phục lại hồ Đồng Tháp Mười, mở kênh từ hồ Đồng Tháp Mười nối với Vàm Nao và mở kênh mới từ Vàm Nao ra Rạch giá. Đó là hệ thống kênh chủ lực vừa giữ nước để chống hạn và vừa thoát lũ khi thượng nguồn có sự cố hoặc thiên tai.
Đưa ra một kế hoạch phát triển cho một vùng đất là sự tập hợp trí tuệ và cả sự trãi nghiệm. Sự nhận thức không thể dừng lại ở mức cảm xúc mà phải là kết quả của tư duy lo-gic từ nhiều lỉnh vực khác nhau. Vì vậy để có giải pháp tối ưu Chính phủ cần tạo môi trường để mọi người có thể đối thoại và minh bạch mọi thông tin. Hay nói cách khác, chỉ có thể chế dân chủ mới có thể giúp cộng đồng chọn được giải pháp tối ưu và bền vững.
Ks Doãn Mạnh Dũng