Thể chế nào thích mở rộng lảnh thổ ?

Để hiểu bản chất sự việc, tác giả chọn góc độ quan sát từ phương thức sản xuất hay nói nôm na là cách kiếm sống của xã hội.
Kết cấu của hàng hóa và dịch vụ được tác giả mô tả bằng công thức giản đơn như sau :
G= Lq+Lg +T +Lt ( Công thức 1)
Trong đó, G: Giá trị hàng hóa hay dịch vụ; Lq: Lao động quá khứ (vốn tự có hay vốn đi vay) ; Lg: Lao động giản đơn ; T: Tài nguyên thiên nhiên và Lt : Lao động trí tuệ;
Với “Công thức 1”, những quốc gia nguồn thu chủ yếu từ Tài nguyên thiên nhiên (T) thì những quốc gia đó luôn luôn mong muốn mở rộng lảnh thổ để chiếm : khóang sản, nhiên liệu, thủy hải sản, địa quân sự… Những quốc gia này , trong nước thì dùng lực lượng quân sự hoặc niềm tin “tôn giáo” buộc các tầng lớp nhân dân khác phải chấp nhận quyền mua, bán và sử dụng tài nguyên của nhà cầm quyền. Đặc điểm của những quốc gia này là hàng hóa và dịch vụ khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.Giáo dục chỉ là hình thức, vì không có gì siêu lợi nhuận hơn việc mua quan, bán chức. Nhưng riêng về vũ khí thì tiên tiến vì đó là kết quả của việc đầu tư cho lực lượng quân sự trong nước và cho mục tiêu mở rộng lảnh thổ.
Năm 1991, mạng in-tơ-nét chính thức hình thành với sự thành công của Bill Gate đã mở ra một trang mới trong lịch sử nhân loại về cách kiếm tiền của loài người : Lao động trí tuệ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cả Tài nguyên thiên nhiên. Trên nền tảng nhận thức trên, năm 1993, Liên minh Châu Âu ra đời,nơi đó mọi công dân đều có cơ hội như nhau trong học tập và làm việc. Trí tuệ được bảo hộ, mọi phát minh và sáng kiến đều có thể giúp con người có lợi ích thiết thực. Chính vì vậy cả xã hội đua nhau làm việc và thành công. Dù rằng đó là một xã hội chưa hòan thiện nhưng nó chỉ cho loài người có thể cùng sống trong hòa bình , cùng lao động và cùng hưởng thụ.
Chỉ những chính quyền sống bằng quyền mua, bán và sử dụng tài nguyên thì thường mất dân chủ, độc tài và quan tâm đến việc mở rộng lảnh thổ. Còn những nước đã chọn con đường sử dụng Lao động trí tuệ ( hay gọi là nền kinh tế tri thức) thì tự nó cần sự dân chủ, công khai , minh bạch và sự bảo hộ trí tuệ. Đặc điểm này tự nó kích cầu cho giáo dục. Vì vậy các nước dân chủ, giáo dục rất phát triển và có chất lượng thật.
Các cuờng quốc trên thế giới đều có vũ khí hạt nhân. Vì vậy, khi các cường quốc có vũ khí hạt nhân chỉ quan tâm mở rộng lảnh thổ để bán tài nguyên, bán vũ khí mà không quan tâm bán hàng hóa hay dịch vụ tiêu dùng có chất lượng cao thì đó là hiểm họa khôn lường của nhân loại.Những người đứng đầu loại nhà nước trên rõ ràng là thiếu trách nhiệm với nhân loại.
Thế chiến II đã chỉ cho loài người không được mất cảnh giác hay vì những lợi ích ngắn và cục bộ của dân tộc mình mà khuyến khích những tư tưởng cực đoan dưới mọi hình thức. Nước Đức Quốc xã cuối cùng cũng bị thất bại và bị phân chia để giảm hiểm nguy cho nhân loại. Đó là tấm gương cho mọi cuộc phiêu lưu tìm kiếm Tài nguyên thiên nhiên. Bài học của nước Đức Quốc xã không hề quá cũ với các cường quốc vốn quen dùng sức mạnh để chiếm hữu tài nguyên trong nước và cũng dùng sức mạnh quân sự để tìm cách mở rộng lảnh thổ.

Ks Doãn Mạnh Dũng