Từ thóat lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề

Trong bài ông Lê Phú Khải có viết :
“Còn khái niệm đê bao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là để ngăn cách vùng nhiễm mặn với vùng ngọt”.
Cũng trong bài viết trên có đưa ra thống kê :
“Đã có khoảng 20 ngàn km bờ bao, riêng tỉnh An Giang có 4200 km, Đồng Tháp 4000km, Tiền Giang 3200km …”
Vùng An Giang là vùng thượng nguồn sông Mê Kong so với các tỉnh Nam Bộ, độ nhiểm mặn ở đây là ít nhất so với các tỉnh miền Tây. Từ bài viết của ông Lê Phú Khải , ta thấy độ dài đê bao ở An Giang là nhiều nhất. Do đó mục đích đê bao không phải như khái niệm” ngăn cách vùng nhiểm mặn”.
Việc làm đê bao khi đã được bật đèn xanh, thì tự nó sẽ phát triển đô-mi-nô mang tính tòan cục cho cả ĐBSCL. Vì xã , huyện , tỉnh bạn xây đê bao được thì nước ắt sẽ dồn về xã , huyện, tỉnh mình, nên mọi phản ứng phát triển đê bao sẽ tự lan tõa không thể ngăn cản sau khi đã được một xã hay huyện nào đó khởi động.
Trong Hội nghị về ba đồng bằng lớn của Thế giới năm 2013 : Hà Lan, Missisippi, Mekong , một vị lảnh đạo cấp Sở tỉnh Trà Vinh đưa ra quan điểm :
-Mong Nhà nước tài trợ vụ ba để các tỉnh ở biên giới không trồng vụ ba mà giữ nước trên mặt ruộng để các tỉnh phía ven biển có nước ngầm để dùng !
Điều đó nói lên rằng, việc đắp đê bao để trồng ba vụ lúa là có lợi cho các tỉnh An Giang, Đồng Tháp , Long An nhưng gây bất lợi cho các tỉnh ven biển.
Như vậy sự hoạch định xây dựng đê bao để tăng vụ vùng thượng lưu đã gián tiếp gây ra những tác động khác ở vùng hạ lưu !
Năm 1996, khi nghiên cứu ĐBSCL, tôi đã sớm ý thức cần giải quyết vấn đề thừa nước trong mùa lũ và thiếu nước về mùa khô cho ĐBSCL. Giải pháp phải cụ thể như sau : khi lũ nhỏ thì cần đưa lũ vào đồng ruộng để lấy phù sa, khi lũ lớn phải đưa lũ thoát nhanh ra biển, phải có hồ đũ lớn để trữ nước cho mùa khô. Để đạt mục tiêu cụ thể trên, tôi đã đưa ra hai lý thuyết cơ bản mang tính ứng dụng mà chưa có trong giáo trình ở các trường đại học chuyên ngành ở Hà Lan hay Thái Lan.
Lý thuyết thứ nhất : yếu tố không đồng pha của thủy triều bờ biển Đông và bờ biển Tây của ĐBSCL là cơ sở khoa học để chuyển lũ về vịnh Thái Lan. Lý thuyết này chỉ cần nói qua là mọi người đều hiểu, nên không ít các Giáo sư Tiến sĩ tự nhận là tác giả.
Nhưng để có thể sử dụng Lý thuyết thứ nhất là phải cần đến Lý thuyết thứ hai : “Hướng của dòng sông khi chảy ra biển”. Vì không có Lý thuyết thứ hai thì mọi công trình sẽ thiếu hiệu quả. Thực tế dòng chảy khi chảy ra khu vực Kiên Lương thì không ra được mà phá tỉnh lộ 80 đọan từ Kiên Lương đi Rạch Giá để tràn ra biển. Đây là khiếm khuyết cơ bản của nhóm ông Võ Văn Kiệt khi hoạch định giải pháp cụ thể chuyễn lũ ra vịnh Thái Lan. Việc này tôi đã trực tiếp giải thích với ông Võ Văn Kiệt vào ngày 23/10/2006 tại 16 Tú Xương ,Q.3, Tp HCM . Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là biên độ thủy triều cường ở Kiên Lương là 0.9m nhưng ở tại Rạch Giá là 1.8m. Với chênh lệch biên độ thủy triều cường như trên, tôi đã tính được rằng nếu thóat lũ ra tại Rạch Giá sẽ thóat được một nước lũ gấp 3,18 lần thóat tại Kiên Lương!
Như vậy với cách hoạch định thóat lũ trên là ĐBSCL sẽ hòan tòan có thể cắt được lũ lớn. Vấn đề còn lại là làm sao vừa dồn nước nhanh về Rạch Giá, vừa tạo hồ chứa nước cho mùa khô. Giải pháp tích hợp của nó là khôi phục hồ Đồng Tháp Mười và hệ thống hồ nối từ Đồng Tháp Mười ra cửa Rạch Giá. Vấn đề này cần sự phối hợp với chính quyền để có sự hoạch định cụ thể. Với mô hình thóat lũ như trên , khi lũ lớn thì lũ sẽ chảy về hướng Đông khi thủy triều hướng Đông rút và chảy về hướng Tây khi thủy triều hướng Đông lên. Hệ thống thóat lũ đồng thời là hệ thống chứa nước cho mùa khô. Như vậy ĐBSCL sẽ không có lũ lớn và không cần đê bao vì chủ động điều tiết được nước.
Vấn đề kinh tế ĐBSCL không chỉ ở giải pháp cung cấp môi trường sản xuất lúa mà còn cần giảm chi phí vận tải trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để giải quyết bài tóan cảng biển cho ĐBSCl tôi đã đưa ra lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam”. Đó cũng là lý thuyết hòan tòan mới không có trong giáo trình dạy học của các trường Đại học ở Hà Lan hay Thái Lan.Lý thuyết này đã được báo cáo tại Festival Kinh tế Biển ở Vũng Tàu 6/2012. Nhờ lý thuyết trên, tôi đã phát hiện đê biển bằng cát dài 17,2 km tại cửa sông Trần Đề và đưa ra mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề.
Tôi có thói quen đăng ký bản quyền các công trình sau khi hòan thành để hy vọng mình không phải là kẻ đạo luận văn từ người khác. Nhưng sự cẩn thận như trên vẩn chưa đủ trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Các công trình khoa học đều có nhiều giai đọan, từ lý thuyết đến ý tưởng ứng dụng, từ ý tưởng ứng dụng đến thiết kế, từ thi công đến khai thác. Chúng ta nên công bằng với lao động của từng con người trong từng giai đoạn, như vậy khoa học mới phát triển.
Gần đây dự án cảng cửa ngõ Trần Đề đã đựợc đòan chuyên gia Hà Lan đưa vào Mekong Delta Plan 12/2013 trình Chính phủ Việt Nam.
Tôi mong Chính quyền và các cơ quan chức năng tôn trọng những lao động nghiên cứu và đề xuất cảng cửa ngõ Trần Đề và mong được hợp tác với các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng phát triển Dự án cảng cửa ngõ Trần Đề.
Ks. Doãn Mạnh Dũng