Thế nào là một cảng nước nước sâu ?
Anh Nguyển Văn Hiến – bạn cùng lớp Khai thác Kỹ thuật vận tải Biển khóa 7 thuộc trường Đại học Đường Thủy ( nay là trường Đại học Hàng hải Việt Nam) được tham dự Hội thảo và tặng lại tôi tham luận “Việc phát triển Bến công-ten-nơ ”của ông Hirotaka Sato, chuyên gia của JICA trình bày tại Hội thảo Giao thông vận tải lần thứ 8 ngày 17/11/1999 ở Hà Nội.
Trang 13 trong tham luận ông đưa ra bảng thống kê như sau :
Từ năm 1997, HongKong, Singapore và Nagoya của Nhật chấm dứt xây dựng bến tàu có độ sâu nhỏ hơn -14m.
Năm 1997 Singapore có 2143 m cầu tàu có độ sâu 12-14 và 1974 m cầu tàu có độ sâu lớn hơn 14m. Theo kế hoạch , đến năm 2010 Singapore giữ nguyên 2143m cầu tàu có độ sâu 12-14 m nhưng tăng lên 11.399 m cầu tàu có độ sâu lớn hơn 14m.
Năm 1997 Hồng Kong có 3587m cầu tàu có độ sâu 12-14 và 2380 m cầu tàu có độ sâu lớn hơn 14m. Theo kế hoạch , đến năm 2010 Hong Kong giữ nguyên 3587m cầu tàu có độ sâu 12-14 m nhưng tăng lên 7500 m cầu tàu có độ sâu lớn hơn 14m.
Chúng ta biết hệ thống cầu tàu cho công-ten-nơ luôn có mớn thấp hơn tàu chở hàng chuyên dụng. Như vậy nếu lấy độ sâu -14 m cho cầu tàu công-ten-nơ làm chuẩn thì chỉ có những bến tàu và luồng đạt -14 thì mới gọi là cảng nước sâu.
Dùng từ không chuẩn xác gọi các cảng Việt Nam hiện nay để gây ngộ nhận với các vị lảnh đạo , tạo điều kiện hút “bầu sữa” ngân sách là căn bệnh cần chỉnh sửa nến thật lòng muốn Việt Nam trở thành một cường quốc biển.
Nhiều cán bộ Bộ GTVT tham dự cuộc Hội thảo trên , nhưng có lẽ họ chẳng bao giờ đọc tài liệu này. Đã 13 năm trôi qua, tôi vẩn trân trọng bài tham luận của ông Hirotaka SaTo.
KS Doãn Mạnh Dũng