Tham luận của Hội Biển Tp HCM về Kinh tế biển xanh

Tham luận của Hội Biển Tp HCM về Kinh tế biển xanh

 

Ngày 16/11/2021 Viện Kinh tê Việt Nam trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức  HỘI THẢO “Kinh tế biển xanh:Cơ hội, thách thức, và giải pháp phát triển bền vững” do PGS.TS. Bùi Quang Tuấn – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam -chủ trì.

Hội nghị đã nghe 5 tham luận như sau :

1-      Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế – môi trường ven biển Việt Nam và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho phát triển bền vững – GS.TS. Nguyễn Hữu Ninh,

Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục Môi trường và Phát triển (CERED) – Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam (VUSTA).

2-      Xây dựng Thể chế và Chính sách để phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA)

3-      Đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi vùng biển Việt Nam và đề xuất chính sách phát triển- TS. Dư Văn Toán-Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

4-      Đánh giá thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam- TS. Lê Văn Hùng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

5-      An ninh môi trường biển ở Việt Nam-  TS. Hà Huy Ngọc Viện Kinh tế Việt Nam

 

Từ Thành phố Hồ Chí Minh , Hội Biển Tp HCM được mời tham gia trực tuyến và đã gửi bài tham luận ngắn như sâu :

 

“ Trái đất nóng nên và 3 vấn đề cần thảo luận

Tôi là KS Doãn Mạnh Dũng – hội viên Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển Tp HCM  xin tham gia ý kiến với Hội nghị 3 vấn đề cần trao đổi như sau :

-Việc trái đất nóng lên sẽ gây hệ lụy về bão lũ có thể nhiều khắc nghiệt hơn. Khi bão lũ vào miền Bắc thường vào mùa hè tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Muốn hay không dòng sa bồi từ vùng cao Tây Bắc sẽ đổ về hạ lưu. Hiện tượng sa bồi qua sông Đuống về Hải Phòng  đổ về Hải Phòng đang làm cạn luồng Lạch Huyện rất nhanh. Với góc độ khoa học, tôi biết rằng dòng sa bồi trên đang có xu hướng đổ về Lạch Huyện vì biên độ thủy triều cường ở Hòn Gai cao hơn Hòn Dấu. Sự việc trên cần có sự thảo luận để tránh vòng lẩn quẩn bế tắc của dự án cảng nước sâu Lạch Huyện.

– Việc trái đất nóng lên sẽ dẩn đến tốc độ dòng hải lưu hướng từ Bắc xuống Nam ven bờ biển miền Trung  mạnh hơn. Điều đó dẩn đến hiện tượng xói lỡ bờ biển miền Trung để  tạo nên sự cân bằng mới. Vì vậy cần có sự thảo luận về giải pháp chống xói lỡ bờ biển Đông Việt Nam. Đó là một nhu cầu thiết thực.

– Dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam là một loại tài nguyên đặc biệt và rất hiếm trên thế giới. Nhờ có vị trí đặc biệt địa lý của Việt Nam nên dòng hải lưu Bắc-Nam ở miền Trung Việt Nam có 6 yếu tố thuận cho khai thác công nghiệp chuyển thành điện năng: Dòng hải lưu dài 1000 km từ Hòn La – Quãng Bình  đến mũi Kê Gà- Bình thuận; Độ rộng lớn; Gần bờ; Vùng nước nông; Hướng dòng ổn định; Tốc độ cao.

Hiện tôi tìm ra công nghệ mới để khai thác nguồn điện năng trên với quy mô công nghiệp.

Nguyên lý của công nghệ mới : Sử dụng cánh quạt hình trống  nên khử được trọng lượng của vật quay trong nước. Hệ tuabin trục đứng nên máy phát điện không nằm trong nước, giá thành thấp, chi phí bảo dưỡng thấp. Đây là hệ thống chuyển đổi động năng  dòng chảy tự nhiên  sang điện năng tiên tiến nhất và có nhiều ứng dụng hữu ích đối với  dòng chảy tự nhiên : dòng 1 chiều như dòng sông, dòng hải lưu, dòng đuôi các thủy điện trên thế giới và dòng 2 chiều như thủy triều.”

Vì thời gian giới hạn của Hội thảo và phát biểu từ xa nên chưa thể làm rõ các nguyên lý khoa học của những vấn đề được đặt ra. Chúng ta cần có thời gian và cơ hội làm rõ sự việc để có giải pháp thiết thực và hiệu quả xây dựng đất nước trong bối cảnh Biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

KS Doãn Mạnh Dũng