Than cho Trung tâm điện lực Long Phú sẽ chuyển tải ở đâu ?

Than cho Trung tâm điện lực Long Phú sẽ chuyển tải ở đâu ?
Nguồn than phải nhập từ Úc hay Indonesia nên cần tàu lớn. Nếu nhập than từ Indonesia thì cần loại tàu 80.000 DWT, còn nếu nhập than từ Úc thì cần tàu loại lớn hơn.
Tàu than về Sóc Trăng sẽ neo ở đâu để chuyển tải ? 
Nếu chuyển tải tại vịnh Gành Ráy, Hòn Khoai hay quần đảo Nam Du thì tàu chuyển tải phải là tàu biển, cự ly chuyển tải quá xa nên giá thành rất cao. Từ vùng chuyển tải Thiềng Liềng- vịnh Gành Ráy đến Trung tâm nhiệt điện Long Phú là 130 km. Hơn nữa tàu vào vịnh Gành Ráy bị giới hạn mớn nước tại cửa vịnh Gành Ráy nên các tàu 80.000 DWT vào vịnh Gành Ráy là không an tòan. ( Mớn nước ở cửa luồng vịnh Gành Ráy -9,5m đến -11.0 m và dùng thủy triều 4 m ) .Còn nếu chuyển tải tại cửa Trần Đề theo giải pháp của KS Doãn Mạnh Dũng thì chỉ cần xà lan sông loại 2.000 – 5.000 DWT với cự ly khoãng 20 km. Muốn hay không muốn, thực tiển sản xuất lại phải quay về sử dụng luồng Trần Đề cũng như vùng chuyển tải tàu siêu lớn và hệ thống cảng cứng tại cửa Trần Đề.
 
Mô hình khu chuyển tải than tại cửa Trần Đề của KS Doãn Mạnh Dũng
 
Nền kinh tế thị trường buộc các nhà đầu tư phải chọn phương án tối ưu. Tác giả mong rằng được hợp tác với các Nhà đầu tư để phát triển vùng chuyển tải than tại cửa Trần Đề.
KS Doãn Mạnh Dũng