Thông báo của Bộ Giao thông Vận tải về cảng cửa ngõ Trần Đề

Thông báo của Bộ Giao thông Vận tải về cảng cửa ngõ Trần Đề

Trong văn bản trên, Bộ GTVT vẩn kiên trì đề nghị nghiên cứu và cải tạo luồng Định An. Thiết nghĩ việc nạo vét luồng Định An với tổng khối lượng 6.026.499 M3 từ năm 1983 đến 2007 với sự mất mát quá nhiều cơ hội phát triển cho ĐBSCL cùng với các chi phí đã thống kê là quá đủ để những người thực sự có trách nhiệm với ĐBSCL đủ dũng cảm để đưa ra chính sách mới với luồng Định An. 

 

Tình hình nạo vét luồng Định An – nguồn Portcoast

Trong văn bản trên, cũng không nói rõ nguyên nhân động của luồng Định An mà KS Doãn Mạnh Dũng đã phát hiện và trình bày tại Hội nghị:
Trong cuộc họp trên , KS Doãn Mạnh Dũng đã báo cáo những phát hiện mới về lý thuyết và thực tiển về bờ biển Đông Việt Nam “Dòng hải lưu chảy ngầm Bắc -Nam đã làm dịch chuyển luồng Định An về hướng Nam trong mùa đông. Chu kỳ này mang tính tuần hòan trong năm”.
Nếu thừa nhận quan điểm trên, thì số phận của kênh Quan Chánh Bố trong tương lai không khác luồng Định An hiện nay. Do đó số tiền đầu tư 10 ngàn tỷ VND cho kênh Quan Chánh Bố là một Dự án phiêu lưu và lãng phí tiền ngân sách trong khi đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng trong cuộc họp trên, KS Doãn Mạnh Dũng đã nói rõ : “Chính lý thuyết trên đã chỉ ra sự sai lầm trong việc định hướng của đê chắn sóng ở cảng Dung Quất. Con đê biển lớn nhất Đông Nam Á này góp phần tăng chi phí nạo vét hàng năm tại cảng Dung Quất.”
Trên cơ sở quy luật tự nhiên của bờ biển Đông Việt Nam đã đưa ra mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề. Dự án trên đã được các chuyên gia hàng đầu của Đại học TUDelft đánh giá cao và được Công ty tư vấn hàng đầu của Hà Lan – Royal Haskoning DHV hổ trợ trình bày “Cơ hội đầu tư cảng Trần Đề ” với lảnh đạo tỉnh Sóc Trăng ngày 11 /12/2013. Dự án cảng Trần Đề cũng được đòan chuyên gia Chính phủ Hà Lan đưa vào “Quy hoạch tổng thể cho ĐBSCL- Mekong delta Plan” trình Chính phủ Việt Nam 12/2013. Việc định vị được cảng cửa ngõ cho ĐBSCL sẽ quyết định sự chuẩn xác quy hoạch tòan bộ hệ thống giao thông thủy, bộ cũng như hệ thống kho tàng cho ĐBSCL. Việc tiến hành nghiên cứu “Tiền khả thi Dự án cảng cửa ngõ Trần Đề” là bước đi mang tính chiến lược trong việc đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên , việc tìm kiếm các nguồn tài chính và chuyên gia giỏi trên thế giới để nghiên cứu tiền khả thi là nhu cầu bức xúc của ĐBSCL.

Trong Hội thảo trên, có ý kiến đề nghị mở luồng Trần Đề vào Cần Thơ. Quan điểm của KS Doãn Mạnh Dũng trong việc cải tạo luồng Trần Đề là không thay đổi tự nhiên vùng tiếp giáp cửa sông và biển. Vì vùng này chịu tác động của nhiều động lực tự nhiên đã tích hợp lại. Con người khi chưa hiểu những động lực trên thì cần tôn trọng trạng thái tự nhiên của nó. Trong dự án cảng cửa ngõ Trần Đề, luồng Trần Đề từ cửa – Km “0”- kéo dài về phía Đông Nam đến Km “5,640” không nạo vét, được sử dụng như luồng tự nhiên.Tác giả tập trung cải tạo luồng ngoài biển từ Km 5,640 đến Phao “0” tại Km “27,290”. Việc cải tạo dựa theo con đê tự nhiên hiện nay dài 17,2 Km và cao -1,798 m so với độ sâu hải đồ. Phương pháp cải tạo luồng bằng sự mô phỏng theo luồng vào cảng Vân Phong, cảng Cam Ranh và luồng vào vịnh Gành Ráy.
Luồng tự nhiên được sử dụng cho tàu sông tự hành loại 1 vạn tấn từ nội thủy ra vùng nước cảng Trần Đề.
Vùng nước hình thành cảng cứng có kích thước 4 km x 5 km cho tàu biển 3 vạn tấn được hình thành bằng nhân tạo tại Km 5,640 ở bờ bắc luồng.Cát và bùn được hút lên tạo nên vùng rừng ngập mặn để bảo vệ cảng cứng.
Vùng nước để chuyển tải than và sản phẩm dầu có kích thước 2,5 km x 4 km được hình thành tại Km 15 ở bờ bắc luồng để đón tàu chở than và tàu dầu trên 8 vạn tấn.
Đáng lẽ việc nghiên cứu này được phép thực hiện sớm hơn thì chắc chắn bộ mặt kinh tế ĐBSCL sẽ thay đổi nhiều.
Xin giới thiệu bản Thông báo của Bộ GTVT :

Trang 1

 

Trang 2

Rất mong được chia sẽ thông tin và hợp tác với các bạn trong việc nghiên cứu, xây dựng cảng cửa ngõ Trần Đề.
KS Doãn Mạnh Dũng