Tôn trọng Sở hữu trí tuệ để phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ.
Với trãi nghiệm thực tế trong thời gian 41 năm qua, người Việt Nam đã hiểu không có “đấu tranh này là trận cuối cùng” để sau đó chỉ ngồi chơi nói khoát mà ăn. Con người phải lao động làm ra sản phẩm hay dịch vụ để trao đổi cho mục tiêu tồn tại và phát triển. Mọi sản phẩm hình thành đều dựa vào ba yếu tố cơ bản : lao động giản đơn, lao động trí tuệ và tài nguyên thiên nhiên trong đó lao động trí tuệ là yếu tố cơ bản và lâu dài nhất. Vốn là sản phẩm được tích lủy. Như vậy vốn cũng chính là lao động giản đơn, lao động trí tuệ và tài nguyên thiên nhiên được tích lủy.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm vì chủ yếu dựa vào tài nguyên thô và lao động giản đơn. Các đại gia ở Việt Nam đa số dựa vào sự chiếm đoạt tài nguyên như rừng, đất, khoáng sản, khu vực du lịch hay bao sân chiếm vốn tại ngân hàng.
Sau bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, có nhiều tín hiệu báo tin tình hình thế giới sẽ xấu nhanh trong tương lai gần. Các quốc gia trên thế giới có xu hướng trở lại thời hồng hoang : mạnh được yếu thua. Chủ nghĩa phát xít đã có dấu hiệu hình thành ngày một mạnh mẻ. Các dân tộc nhỏ bé sẽ trở thành miếng mồi của những cường quốc.
Trong hoàn cảnh trên, các quốc gia nhỏ bé cần đoàn kết với nhau trong các Tổ chức Liên hiệp Quốc hay các tổ chức liên kết trong khu vực để bảo vệ hòa bình và nền văn minh. Nhưng quan trọng hơn là ở các quốc gia nhỏ cần nhanh chóng nâng cao dân trí, nâng cao sức mạnh nền kinh tế trên nền tảng sức mạnh của Khoa học và Công nghê.
Trong Hội nghị trên tôi được mời phát biểu vào những phút cuối cùng .
Tôi thông báo với Hội nghị rằng chúng tôi đã tìm ra nguồn tài nguyên mới : Dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam với 6 đặc điểm : sát bờ- cách bờ khoãng 300 m; vùng nước có độ sâu từ 10-35m; hướng dòng ổn định theo hướng Bắc-Nam – dòng tầng đáy trong 365/năm- dòng tầng mặt 9 tháng/năm ; tốc độ dòng cao- tốc độ bình quân dòng tầng mặt v= 0,757 m/s ; độ rộng dòng đạt 24 km tại cửa sông Gianh; độ dài dòng hải lưu có thể khai thác 1000 km từ Hòn La – Quảng Bình đến mũi Kê Gà – Bình Thuận.
Với cách quạt cổ điển hiện nay trên thế giới chỉ tiếp nhận động năng dòng chảy tự nhiên qua diện tích của đường kính cánh quạt và chuyển động quay của cánh quạt bị sức cản từ trọng lượng của cánh quạt. Chúng tôi đã tìm ra công nghệ mới để chuyển đổi động năng dòng hải lưu thành điện năng. Nguyên lý công nghệ mới trên nền tảng phát minh “trống quay”, sử dụng cánh quạt hình trụ quay quanh trục của chính nó và cách quạt có độ rổng để khử trọng lượng của cánh quạt. Giải pháp mới này có thể tích hợp năng lượng của dòng chảy theo chiều sâu và chiều ngang với những dòng chảy có tốc độ thấp có hướng một chiều hay hai chiều. Máy phát điện có dạng truc đứng, Rotor và Stator nằm trên mặt nước.
Dòng điện từ dòng chảy tự nhiên với nguyên lý trên có giá thành rất rẻ, dể xây dựng và khai thác.
Tôi cũng thông báo thí nghiệm Máy phát điện với cánh quạt bằng trống quay đã thành công . Bước tiếp theo là sản xuất thí điểm từ công xuất nhỏ đến lớn.
Chúng tôi tin chắc đây là một cuộc cách mạng về năng lượng ở Việt Nam và mở ra chương mới cho thế giới trong việc sử dụng động năng dòng chảy tự nhiên có nguồn gốc từ sông, thủy triều, hải lưu.
Từ việc nghiên cứu dòng hải lưu,chúng tôi phát hiện bờ biển Đông Việt Nam có 3 con đê bằng cát đồng dạng về góc, độ dài tương tự 17 -18 km ở vịnh Vân Phong, Cam Ranh và cửa Trần Đề. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL.
Trong Hội nghị trên tôi cũng nhắc lại sự việc trong quá khứ. Tôi là tác giả nghiên cứu đề xuất “Cảng Vân Phong – cảng lớn nhất bán Đông dương- Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ” với giấy Chứng nhận bản quyền số 515 VH/BQ/ĐD 30-5-1997. Trong Bản quyền có định vị Tổng kho dầu tại hòn Mỹ Giang.
Ngày 23/4/2003, tôi và các cộng sự trực tiếp trình bày ý tưởng và cung cấp tài liệu xây dựng Tổng kho dầu tại hòn Mỹ Giang với Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển tại Văn phòng của Bộ trưởng ở Hà Nội. .
Ngày 29/4/2003 ông Bộ trưởng Trương Đình Tuyển có công văn số 1838 /TM-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương xây dựng Tổng kho xăng dầu tại vịnh Vân Phong. Sau đó năm 2004, Petrolimex và các đại gia nước ngoài thực hiện đầu tư và chia nhau lợi nhuận. Còn tác giả tốn nhiều tiền của, công sức và thời gian nghiên cứu thì chẵng được gì kể cả lời cám ơn.Phải chăng đây là số phận của giới trí thức trong xã hội Việt Nam hôm nay ?
Tôi nhớ cách đây đúng 4 năm, ngày 19/11/2012 báo Dân trí tổ chức lể tuyên dương “Nhân tài Đất Việt”. Sau đó, tôi công bố Bản quyền nghiên cứu chuyển lũ về vịnh Thái Lan từ 1996. Truy tìm lại mới biết các GS-TS “Nhân tài Đất Việt ” nhận tài liệu của tôi do ông Dương Phương. chuyển đến theo thư tay của ông Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.
Tôi hy vọng các sự việc trên sẽ không lập lại với dự án Điện hải lưu và cảng cửa ngõ Trần Đề.Để hình thành thị trường Khoa học và Công nghê, tôi cho rằng Việt nam cần tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và nên đấu thầu vay tài chính để đưa các kết quả nghiên cứu thành hiện thực.
Ks Doãn Mạnh Dũng