Tranh luận khoa học thú vị với các chuyên gia Mỹ, Hà Lan, Pháp và Việt Nam

Tranh luận khoa học thú vị với các chuyên gia  Mỹ, Hà Lan, Pháp và Việt Nam
2/ “Văn minh sông nước ở Đồng Bằng Sông Cửa Long qua nghiên cứu lịch sử lập ấp của một ấp sau khi kênh Rạch Giá – Hà Tiên được đào trong những năm 1930” do Tiến Sĩ Pascal Bourdeaux, người Pháp trình bày.
3/ “Sự phát triển thủy lợi của Đồng Bằng Sông Hồng” trong thời Nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 do Tiến Sĩ Oliver Tesier, người Pháp trình bày.
Tham gia buổi học thuật này có các chuyên gia Hà Lan về nước, đoàn sinh viên Hà Lan đi thực tập , chuyên gia người Anh, các chuyên gia Việt Nam. Hội nghị sử dụng tiếng Anh.
Nhiều thông tin và hình ảnh về lịch sử mà lần đầu tôi được thấy. Như hình đang đào kênh Chợ gạo – con kênh huyết mạnh ổn đình cả trăm năm nối ĐBSCL với Sài Gòn – Chợ Lớn.
 
 
Hình đang đào kênh Chợ Gạo, Tiền Giang  năm 1876-1877 – Nguồn từ  Tiến Sĩ Khoa học David Andrew Bigg
 
 
Hình đang xây dựng cầu đường sắt tại Tân An, tỉnh Long An –Nguồn từ  Tiến Sĩ Khoa học David Andrew Bigg
Đặc biệt ông David Andrew Bigg nói rất sỏi tiếng Việt và nói cả những thành ngữ như : “Cần Thơ gạo trắng, nước trong”. Trong bài giảng , ông David Andrew Bigg đưa ra lưu ý con người cần phải tính đến giới hạn khi khai thác thiên nhiên và đề xuất cần kết hợp ba yếu tố : tự nhiên, công nghệ và chính sách trong quá trình khai thác thiên nhiên.
Đặc biệt trong buổi học thuật trên, tôi có đề nghị các diển giả cho biết: 
– Dòng chảy của con kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên chảy theo chiều từ Rạch Giá đi Hà Tiên hay từ Hà Tiên đi Rạch Giá ?
Ông Gerard Pichel – lảnh đạo Câu lạc bộ nước – chuyên gia về thủy lợi của Hà Lan- người giữ vị trí MC phát biểu :
-Đây là một câu hỏi rất thú vị .
Sau đó các diển giả đã không giải thích được và yêu cầu tôi đưa ra quan điểm của mình.Tôi đã giải thích như sau :
“Biên độ thủy triều cường lại Rạch Giá là 1.9 m, còn biên độ thủy triều cường tại Hà Tiên là 0.8 m. Vì lý do đó vị trí tại Rạch Giá sẽ thấp hơn Hà Tiên nên dòng chảy sẽ chảy theo một chiều chính là từ Hà Tiên về Rạch Giá. Hiện tượng trên có ở Việt Nam như tại sông Trường Giang ở tỉnh Quảng Nam và Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên –Huế .
Tại ĐBSCL, thủy triều phía bờ đông ngày hai lần. Thủy triều bờ tây ngày một lần. Chính sự lệch pha trên nên con người có thể chuyển lũ về vịnh Thái Lan.
Vì lũ qua phía Đồng tháp Mười 10- 15 %, qua phía kênh Vĩnh Tế 5%, khoãng 85 % chảy trong dòng sông Tiền , sông Hậu nên để chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL cần làm như sau :
Làm hồ Đồng Tháp Mười, nối với Vàm Nao, từ Vàm Nao nối với Rạch Giá. Khi lũ lớn và thủy triều cường phía đông thì lũ theo hệ kênh trên ra biển Tây. Mùa khô, hệ kênh trên cung cấp nước để chống hạn.
Tôi đã đề xuất lý thuyết “Hướng của dòng sông chảy ra biển” và mong muốn cùng với cộng đồng tiếp tục nghiên cứu và phát triển tiếp.” 
Các nhà chuyên môn tại cuộc họp tỏ ra thú vị trước sự giải thích của tôi và hứa sẽ cùng tôi tiếp tục nghiên cứu và phát triển. 
Tôi cũng xin được thay mặt những người Việt Nam trong Hội nghị cám ơn các bạn quốc tế ở rất xa Việt Nam nhưng đã đến đây để nghiên cứu giúp đở người Việt Nam.
 
 
Hình Các thành viên tham gia Hội nghị
Hội nghị học thuật nước kết thúc lúc 19:00h 02/5/2013 
KS Doãn Mạnh Dũng