Triết học Immanuel Kant ( 1724-1804 )

Cùng thời gian có nhiều trường phái triết học khác cũng phát triển đầy uy lực và nổi lên trên bề mặt như sóng cồn như triết học Schopenhauer (1788- 1860 ),triết học Các Mác ( 1818-1883 ), triết học Nietzsche (1844-1900). nhưng bên dưới là mạch ngầm vững mạnh vẩn là triết học Kant vẩn tiếp tục chảy, luôn sâu hơn và rộng hơn. Nếu như Các Mác là người tìm ra quy luật phương thức sản xuất tư bản thời tiền tư bản và từ đó chỉ dẩn nguyên nhân sự nghèo đói là sự tham lam bóc lột của người giàu, kêu gọi người nghèo dùng sức mạnh để thóat khỏi sự nghèo đói thì Kant chỉ dẩn cho con người tổ chức các cảm giác thành tri giác, tổ chức các tri giác thành tri thức, tổ chức các tri thức thành sự minh triết và lý tưởng cho một cuộc đời may mắn được làm người. Kant dạy con người phải sống làm sao để tránh những lằn roi quất vào lương tâm của chính mình. Vì vậy với Các Mác :” Hạnh phúc là đấu tranh” nhưng với Kant “Ta hảy tìm hạnh phúc cho kẻ khác, nhưng cho chính ta, thì hảy tìm sự hòan thiện, dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau khổ.”.
Với một đòan quân chiến thắng bằng bạo lực, nếu quên đi lời dặn trên của Kant mà tiếp tục “đấu tranh” cướp đọat những gì kẻ khác có thì hậu họa sẽ khôn lường. Chính Kant dạy chúng ta phải tự hòan thiện chính mình về trí tuệ và năng lực để có thể giúp người khác sống tốt hơn, sống giàu hơn, sống tự do hơn, sống hạnh phúc hơn.
Với những minh triết trên, khi con người biết lắng nghe lời dặn của Kant thì cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn và thật sự thanh thản hơn khi phải “nhắm mắt xuôi tay” từ biệt cuộc sống này.
Với tư tưởng của Kant, xã hội sẽ từng bước trở nên một thiên đường.Người Việt rất quý trọng nhân cách và tư duy của người Nhật. Người Nhật tôn trọng Kant là một trong bốn nhà minh triết của nhân loại, tại sao chúng ta lại ít nghiên cứu triết học Kant ?
Ks Doãn Mạnh Dũng

 

Ghi chú của tác giả bài viết :

Các Mác là người tìm ra quy luật phương thức sản xuất tư bản thời tiền tư bản vào đầu thế kỹ 19, khi đó công nghệ còn rất đơn sơ. Các xí nghiệp khai khoáng của các nhà tư bản là những đại công trường dựa vào hai yếu tố cơ bản của người công nhân : lao động cơ bắp và thời gian. Nhưng cả hai yếu tố trên đều có giới hạn, không thể tăng mãi. Vì vậy thời gian này Các Mác đưa ra công thức chiếm hữu giá trị thặng dư của nhà tư bản như sau :
V = c + v + m (1)
Trong đó

V: giá trị hàng hóa.
c: là cố định – phần máy móc và vật tư đưa vào hàng hóa.
v: lương mà nhà tư bản trả cho người công nhân.
m : giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm hữu.

Với công thức (1),nhà tư bản giàu vì chiếm “m” – là lao độ ng của người công nhân. Từ công thức trên Các Mác cho rằng kẻ giàu là ăn cướp lao động của kẻ nghèo.

Thực ra, trong máy móc và vật tư bao gồm lao động giản đơn, lao động trí tuệ và tài nguyên trong quá khứ và trong quá trình sản xuất. Hai con người khác nhau tích lủy trí tuệ khác nhau nên tạo ra hiệu suất cổ máy khác nhau. Hai vị trí khác nhau trên trái đất có nguồn tài nguyên khác nhau nên tạo ra giá trị hàng hóa khác nhau.

Vì sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, công nghệ càng phát triển thì lao động trí tuệ càng có hàm lượng cao trong hàng hóa và dịch vụ. Nhờ vậy  khi khoa học và công nghệ càng phát triển thì giá trị “m” càng cao, nhà tư bản càng giàu. Khi đó, cái bánh chia cho người công nhân có nguồn để cung thêm vì vậy không thể có chuyện : giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản như Các Mác dự báo. Nhờ nền kinh tế thị trường, con người Việt Nam hôm nay không cần đi học cũng biết muốn làm ông chủ doanh nghiệp phải có trí tuệ từ thực tiển hay từ ghế nhà trường.

Như vậy bản chất công thức (1) là sai, gần đúng trong thời tiền tư bản và khi công nghệ phát triển thì nó càng xa cái đúng hơn. Nhưng công thức (1) được sử dụng để kích thích và gây mâu thuẩn giữa người nghèo và người giàu. Đó là nguyên nhân chính gây ra nhiều bạo lực trong thế kỹ 19, 20 và hôm nay. Lịch sử đã dạy rằng, sự phủ nhận lẩn nhau bằng bạo lực chỉ tạo ra vòng xóay bạo lực ngày càng sâu sắc hơn. Lối thóat duy nhất là phải chấp nhận sự tồn tại đa dạng và sự khoan dung từ những con người văn minh. 

Rất tiếc công thức (1) vẩn còn được đưa vào dạy cho thế hệ trẻ Việt Nam ở thế kỹ 21 ! Một nền giáo dục lạc hậu như vậy thì đất nước  phải hướng đến sự nghèo nàn và lạc hậu.

Doãn Mạnh Dũng