Vì sao cửa sông Trần Đề có tiềm năng lớn để xây dựng cảng biển ?

Vì sao cửa sông Trần Đề có tiềm năng lớn để xây dựng cảng biển ?

Nguyên nhân luồng Định An bị động được giải thích như sau :
Dòng hải lưu tầng đáy và dòng hải lưu tầng mặt cộng hưởng và mạnh nhất khi bước vào mùa gió đông bắc từ tháng 9 dương lịch hàng năm. Vào lúc giữa tháng 9 dương lịch cũng là mùa lũ chính vụ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL). Do đó dòng Định An ra biển gặp dòng hải lưu và bị đẩy về phía nam. Tình trạng động của luồng Định An có chu kỳ năm và bị di động vào mùa đông. Vì động năng dòng hải lưu đã tiêu hao gần hết tại cửa Định An nên động năng còn lại tác động rất ít vào luồng Trần Đề. Đó là nguyên nhân luồng Trần Đề khá thẵng.

LuồngĐịnh An và  Trần Đề

Khi nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên bờ biển Đông Việt Nam ta thấy :
Những vịnh có cửa nhìn về hướng nam vị thì sâu vì tránh được dòng hải lưu đưa sa bồi vào vịnh.
Những vịnh được che kín hướng đông, bắc, đông bắc và tây bắc thì chống được bão vì bão ở bắc bán cầu xóay bão theo chiều ngược kim đồng hồ.
Khi nghiên cứu cửa Trần Đề ta phát hiện những đặc điểm sau :
Cửa Trần Đề ở bờ bắc có con đê biển bằng cát dài 17,2 km ở độ sâu -1,798 m có phương vị 330 độ đồng đồng dạng về hướng và độ dài với đê biển tạo nên vịnh Vân Phong và Cam Ranh nhưng thấp hơn.

Đê cát tại vịnh Vân Phong

Đê cát tại vịnh Cam Ranh

Luồng vào vịnh Gành Ráy

 

Đê cát và luồng tự nhiên tại cửa Trần Đề 

 

Phía nam con đê cát tự nhiên trên, là luồng tự nhiên Trần Đề rất rộng và thẵng. Nhưng vùng đầu con đê biển về phía đông thì luồng tàu biển phía nam bất ổn định.

Như vậy con đê cát tại cửa Trần Đề rất hữu ích trong bảo vệ luồng tàu biển phía nam.
Hơn nữa khi nghiên cứu luồng tự nhiên Trần Đề, ta thấy luồng này đồng dạng với luồng tự nhiên vào vịnh Gành Ráy , cùng có phương vị 327 độ.
Nghiên cứu luồng tự nhiên vào vịnh Gành Ráy ta thấy đã ổn định hơn 100 năm. Phía bắc luồng tự nhiên vịnh Gành Ráy có bán đảo Vũng Tàu như con đê tự nhiên che chắn phía bắc , phía nam luồng tự nhiên vịnh Gành Ráy không có đê. Từ hiện tượng này, ta có thể mô phỏng luồng tàu biển vào vịnh Gành Ráy để thiết kế luồng Trần Đề.
Từ những phát hiện trên chúng ta đưa ra giải pháp mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề như sau :

Kéo dài và nâng cao con đê tự nhiên bờ bắc tại cửa Trần Đề từ 17,2 km dài thêm 10 km đến vị trí độ sâu tự nhiên có thể tiếp nhận tàu lớn. Phương pháp kéo dài theo nguyên tắc tạo điểm kết tụ đầu đê như tại vịnh Vân Phong và Cam Ranh.
Để tạo vùng nước cho cảng, từ luồng chính nạo vét bãi cát phía bắc luồng. Cát và bùn được. sử dụng nâng cao vùng nước chung quanh khu vực cảng để trồng rừng ngập mặn nhằm bảo vệ vùng nước cảng.
Vùng nước cảng chia ra làm 2 vùng : vùng 1 cho tàu 3 vạn tấn với mớn nước 10.92m để xây dựng cầu cảng cứng với hậu phương là Cù Lao Dung, vùng 2 cho tàu lớn chuyển tải than và dầu với loại tàu 10-15 vạn tấn.
Các tàu sông có thể an tòan từ nội thủy ra vào các cảng trên mà không cần nâng cấp tàu. Vùng luồng 6 km tính từ cửa Trần Đề không cần nạo vét và dành cho tàu sông tự hành có trọng tải đến 1 vạn tấn với mớn nước 5,9 m. Với giải pháp không nạo vét ngay cửa Trần Đề, chúng ta tránh được việc làm tăng sự nhiểm mặn từ biển vào ĐBSCL. 

Trong quá trình xây dựng sẽ sử dụng các vật tư tự nhiên tại chổ như cát, các loại cây rừng ngập mặn. Có thể ứng dụng đê biển bằng vải địa kỹ thuật để nâng nhanh tiến độ thi công và bảo vệ các công trình bằng cát trong khi chưa hình thành rừng ngập mặn.
Giải pháp trên đáp ứng nhu cầu thực tiển của ĐBSCL là cần cầu cảng xuất gạo cho tàu 3 vạn tấn với hệ thông logistic bao gồm : hệ thống si-lô, nhà máy xay xát, băng chuyền, cầu cảng 3 vạn tấn. Lô gạo lớn nhất từng  xuất tại cảng Sài Gòn và Bangkok là 2,5 vạn tấn nên phải chọn lựa cầu tàu cho tàu 3 vạn tấn. Hệ thống vận tải thủy sẽ được phát trong kết nối giữa cảng và nội thủy.
Đầu Cù Lao Dung sẽ xây cầu qua sông Trần Đề nối với Sóc Trăng và cầu qua sông Định An nối với Trà Vinh
Vì động năng của dòng hải lưu đã tiêu hao tại cửa Định An nên cửa Trần Đề không lo lắng hiện tượng luồng động Định An xuất hiện tại cửa luồng Trần Đề.
Đây là giải pháp xây dựng theo tự nhiên trên nền tảng nắm rõ các quy luật tự nhiên nơi xây dựng. Tuy vậy mọi sự khẵng định sẽ được đưa ra sau khi thực hiện dự án nghiên cứu tiền khả thi. Nhưng người kiến truc sư phải thấy được căn nhà trước khi xây.

Mô hình bố cục cảng cửa ngõ Trần Đề

Với mô hình trên, Cù Lao Dung sẽ là thành phố cảng bao gồm kho bãi, cầu cảng và hệ thống dịch vụ hậu cần cảng.
Thành phố Sóc Trăng hứa hẹn thành trung tâm tài chinh bên cạnh cảng Trần Đề.
KS Doãn Mạnh Dũng