Chở gạo xuất khẩu , bài học cay đắng .

Như vậy bình quân mỗi ngày chỉ dỡ được 126,7 tấn. Tình trạng này mà kéo dài chủ tàu phá sản là cái chắc.  Ở Viêt Nam dỡ hay xếp gạo bình thường đã đạt 2000 tấn/ ngày. Nói đúng ra mổi cần cẩu có thể xếp dở 1500 tán /ngày. Với tàu hai cần cẩu thì đạt 3000 tấn/ngày. Phải chăng đất nước Malaysia lạc hậu nên thiếu năng lực tổ chức và công cụ vận chuyễn. Xin thưa năm 2006 thu nhấp bình quân GDP của Malaysia là 5.800 USD/người,gấp 10 lần thu nhập bình quân của Việt Nam. Vậy tại sao họ dỡ hàng chậm như vậy : Xin thưa họ quá khôn và đã biến các tàu của Việt Nam thành kho bán lẽ gạo cho đất nước họ. Còn người Việt nam thì …

Chúng ta thường kêu ca người nông dân trồng lúa mà vẩn nghèo. Xin thưa đây là một trong các mắc xích chỉ rõ cái nghèo của nông dân Việt Nam. Đem hàng đi bán mà khách hàng  coi con tàu của chúng ta là cái kho hàng bán lẽ của họ thì chỉ có “những người làm từ thiện ” mới chấp nhận. Chi phí ngày tàu chờ đợi, dầu duy trì họat động của con tàu, lương thuyền viên, lương các hệ thống điều hành…đều phải nhờ hạt gạo của các bác nông dân gánh giúp.

 Chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là nhẹ nhàng báo cáo sự thành công  với Chính phủ còn số phận các doanh nghiệp vận tải thì đành “nhờ tình thương mến thương của người nhận hàng”.

Người Việt chúng ta tại sao khó hợp tác với nhau như thế . Thế giới ngày nay là thế giới của sự liên kết và phụ thuộc .Các nhà xuất khẩu gạo sao chỉ biết phần mình, còn các điều kiện tệ hại như mức dỡ hàng tại cảng nước ngoài thì thả nổi  cho doanh nghiệp vận tải với   điều kiện “mức dỡ hàng theo tập quán nhận hàng”. Thực ra là  kệ cha mấy thằng vận tải ,sống chết kệ nó.

Người Việt Nam thường trách tại sao thị phần vận tải của đội tàu Việt Nam quá thấp. Câu chuyện thực tế trên  là sự trã lời rõ ràng nhất.

Các nhân vật cao cấp của đất nước nói nhiều về tình yêu của họ với nông dân , xin hảy một lần tìm hiểu xem đất nước Việt Nam đã tổ chức xuất khẩu gạo như thế nào ?

Kinh tế biển