Vận chuyển xuất khẩu trái cây và thủy sản ĐBSCL bằng con đường nào ?

Mô hình vận chuyển cũng không thể ngoài mô hình công-ten-nơ. Như vậy hàng hóa thủy sản và trái cây ĐBSCL sẽ được đưa vào công-ten-nơ để di chuyển từ nhà máy chế biến đến cảng thứ cấp sau đó đến cảng trung chuyển tại Singapore hay Vân Phong trong tương lai..Nếu so sánh lượng hàng hóa công nghiệp các tỉnh miền Đông đưa vào công-ten-nơ và hàng hóa là thủy sản và trái cây từ ĐBSCL đưa vào công-ten-nơ thì người ít học cũng có thể khẳng định  tiềm năng số lượng  công-tai-nơ cần di chuyển ở các tỉnh miền Tây sẽ nhiều hơn lượng công-ten-nơ ở các tỉnh miền Đông.

Với logic như vậy, nhưng rất tiếc cả nước đang dồn các nguồn lực xây dựng hệ thống cảng công-ten-nơ tại các tỉnh miền Đông và gần như quên hệ thống cảng công-ten-nơ cho các tỉnh ĐBSCL.

Nếu sử dụng cảng Cát lái, hay các cảng ở hệ thống Cái Mép nhận hàng công-ten-nơ thì luồng thuyền từ các tỉnh ĐBSCL sẽ đi xa hơn, phải đi cùng luồng với tàu biển,hay phải qua vịnh Gành Ráy hay cắt luồng sông Lòng tàu. Quy hoạch  như vậy là không an toàn, giá thành vận chuyển công-ten-nơ cho các tỉnh ĐBSCL sẽ cao, khó cạnh tranh.

Nếu sử dụng cảng Hiệp Phước thì luồng tàu sông cũng trùng với luồng tàu biển. Hệ quả này cũng không an toàn cho giao thông thủy.

Giải pháp tối ưu vẩn là giải pháp cảng Bình Khánh , sử dụng luồng tàu biển đi theo sông Lòng tàu và luồng tàu từ ĐBSCL đi theo sông Soài Rạp. Mặt khác để  di chuyển công-ten-nơ tại tuyến dọc sông Hậu thì cửa ngỏ Sóc Trăng vẩn là bài tóan tối ưu.

Để Việt Nam  bức phá  trở  thành một cường quốc, nguồn tài nguyên trí tuệ phải  được trân trọng .Muốn vậy Đảng và Chính phủ nên tạo sự đối thoại bình đẳng trong giới trí thức . KS Doãn Mạnh Dũng