Vận tải hành khách bằng đường biển Bắc-Nam có phải là vấn đề nan giải đối với đội tàu biển quốc gia? Ngô Lực Tải- Phó Chủ tịch Hội KHKT biển Tp.Hồ Chí Minh

không mấy hấp dẫn đối với các chủ tàu, trong khi vận tải hành khách đường bộ, đường sắt và đường hàng không đang quá tải và giá thành khá cao so với mức sống của người dân. Thiết nghĩ về chủ trương thì đã có từ lâu, quyết tâm chiến lược không phải thiếu, duy chỉ có khâu tổ chức thực thi cụ thể đang bị ách tắc. Vậy, xin nhắc lại một giai đoạn lịch sử khó khăn sau chiến tranh mà chúng ta đã làm được để tiện đánh giá sự kiện ngày nay.

    Ngày 30/4/1975 đất nước hoàn toàn được giải phóng, kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất trong lịch sử loài người ở thế kỷ 20. Trên hoang tàn đổ nát của chiến tranh, Việt Nam bắt tay vào hàn gắn và xây dựng kinh tế.

    Tuy khó khăn trăm bề, nhưng Đảng, Nhà Nước vẫn quan tâm đến sự xum họp của bao gia đình ly tán do chiến tranh, bằng chủ trương mở ngay tuyến vận tải hành khách đường biển Bắc – Nam để nối lại sự giao lưu giữa hai Miền qua thời gian dài chia cắt. Ngay sau đó, cuối 1975, một tàu khách hiện đại thời bấy giờ, đầy đủ tiện nghi mua từ Na – Uy về đặt tên là “Thống nhất” được đưa vào phục vụ tuyến đường biển Hải Phòng – Tp. Hồ Chí Minh, có sức chở 1.000 hành khách/ chuyến. Mỗi tháng thực hiện bình quân 3 chuyến Bắc – Nam, với 3 ngày đêm hành trình.

    Đây là sự kiện đáng ghi nhớ của một giai đoạn lịch sử hào hùng trong ngành hàng hải Việt Nam. Tàu “Thống Nhất” hoạt động liên tục từ tháng 12/1975 đến năm 1991 thì dừng lại và được bán đi cho một công ty nước ngoài, lý do đơn giản là chuyển sang kinh tế thị trường, đơn vị quản lý tàu này không được bù lỗ nên không thể tiếp tục cho tàu hoạt động. Từ đó vận tải hành khách bằng đường biển Bắc – Nam tạm ngưng. Cả tàu “Thống Nhất” và vận tải hành khách đường biển của quốc gia bị lãng quên theo dòng thời gian…

    Ngày 9/2/2007 Nghị quyết 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ra đời, trong đó có xác định: “Phải xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam trên biển để phát triển vận tải hành khách bằng đường biển…”. Nhiệm vụ này được giao cho công ty vận tải viễn dương của Tập đoàn “Vinashin” và theo kế hoạch của công ty dự kiến đầu tư một đội tàu khách 7 chiếc (2 mua từ nước ngoài, 5 đóng ngay trong nước). Ngày 13/12/2007, Công ty khai trương chuyến hải trình đầu tiên bằng tàu khách mua từ Ý, lấy tên là “Hoa Sen” có sức chở 1.000 ôtô con và 2.000 hành khách, chạy từ Hòngay quá cảnh Chân Mây đến Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, là sau 16 năm tạm ngưng hoạt động, đội tàu biển Việt Nam đã khôi phục lại vận tải hành khách đường biển Bắc – Nam với sức mạnh của công cuộc đổi mới, được cả nước chào mừng và nhiệt liệt hoan nghênh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tiếp theo diễn ra không thuận lợi như ý muốn. Tình trạng chạy thiếu khách, không giảm được giá cước để cạnh tranh với các phương thức vận tải khác, mỗi chuyến hành trình phải bù lỗ cả tỷ đồng, khiến chủ tàu đứng trước tình huống phải cho tàu ngừng hoạt động đó là hiện thực.

    Có  dư luận cho rằng do kinh tế khủng hoảng, giá  nhiên liệu cao, phí quản lý lớn.v.v… Nhưng nhiều người trong ngành chưa hoàn toàn đồng tình với lập luận này, có thể còn nhiều yếu tố khác tác động như giá mua tàu, quản lý và khai thác chưa hợp lý, thiếu hiểu biết thực tiễn về thị trường vận tải hành khách tàu biển ở Việt Nam… Tất cả đang là ẩn số của bài toán khó giải. Nên chăng? Cần phân tích đầy đủ để có lời giải thích hợp qua các cuộc hội thảo kinh tế – khoa học ở cấp quốc gia hoặc các chuyên đề nghiên cứu đặc biệt để tìm phương án khả thi cho một chủ trương quan trọng chưa được thực hiện hoàn chỉnh. Nước ta có hơn 3 ngàn cây số bờ biển thuận lợi, hơn 100 cảng biển suốt dọc Bắc Nam và nhiều thành phố lớn cũng như nhiều khu công nghiệp – kinh tế trọng điểm đều nằm ngay vùng duyên hải. Thử hỏi, nếu không phát triển vận tải hành khách bằng đường biển hay thiếu nó để phục vụ cho sự đi lại của nhân dân trong hệ thống chuyên chở công cộng cùng với những phương thức vận tải khác thì Việt Nam có trở thành quốc gia mạnh về biển hay không? Đáp án xin nhường cho Ngành Hàng Hải. 

          Tháng 07/2009  – Ngô Lực Tải