Vua Tần trị nước và cách tìm vua cho nước Tấn !

Kiển Thúc nói :
– Dân nước Tần ta tập nhiểm phong tục rợ mọi, nên phải có giáo hóa và hình phạt. Giáo hóa làm nâng cao dân trí, dân biết ơn. Hình phạt làm dân biết sợ để tôn trọng lệ chung. Muốn làm bá chủ thiên hạ thì có ba điều kiêng : Chớ có tham lam, chớ có tức giận, chớ có vội vàng.

Tần Mục công sử dụng Kiển Thúc, Lý Bách Hề làm hai quan tể tướng và đã thành công trong trị nước. Trước hết các quan lại của Tần Mục công đã tránh hai chữ “tham lam” cùng lòng lo việc nước.
Khi nghe nước Tấn có loạn, vua bị giết. Tần Mục công bảo Kiến Thúc rằng :

-Khi trước ta nằm mơ thấy Ngọc Hoàng thượng đế sai ta dẹp loạn nước Tấn. Nay nghe nói Trùng Nhĩ và chưa biết nên giúp ai ?

Kiển Thúc nói :

-Trũng Nhĩ ở nước Địch, Di Ngô ở nước Lương đều tiếp giáp nước ta cả, sao chúa công không sai người đến thăm để xét xem là người thế nào đã.

Tần Mục công theo lời, sai công tử Chí đi thăm Trùng Nhĩ và Di Ngô. Trùng Nhĩ là người hiền, muốn tuân theo di chúc của cha, không ham danh lợi nên từ chối. Còn Di Ngô thì hứa được việc thì cắt năm thành cho vua Tần, tặng bốn chục nén hoàng kim và năm đôi bạch ngọc cho công tử Chí.
Khi về nước công tử Chí thuật lại chuyện trên cho Tần Mục công nghe. Tần Mục công  muốn giúp Trùng Nhĩ.
Công tử Chí nói :

-Chúa công giúp Trùng Nhĩ là lo việc hộ nước Tấn hay muốn lấy tiếng với thiên hạ ?

Tần Mục công nói :

-Đó là việc nước Tấn, có dự gì đến ta ! Ta chỉ muốn lấy tiếng với thiên hạ mà thôi.

Công tử chí nói :

-Nếu chúa công muốn lo hộ việc cho nước Tấn thì nên chọn người hiền mà lập; bằng nếu chúa công muốn lấy tiếng với thiên hạ thì không cần chọn lựa gì. Dầu lập ai mình cũng được tiếng, mà lập người hiền để người ta hơn mình, lập người bất hiền thì để người ta kém mình, đàng nào lợi hơn?

Tần Mục công nói :

-Lời của ngươi khiến ta tỉnh ngộ.

Nhờ vậy Di Ngô được về làm vua nước Tấn, hiệu là Tấn Huệ công. Ông đã giết nhiều trung thần, nước Tấn hổn lọan. Khi Tấn Huệ công chết, con là Ngữ lên làm vua lấy hiệu Tấn Hoài công nhưng chỉ được sáu tháng thì bị giết. Cuối cùng các quan đón Trùng Nhĩ về nước làm vua khi đã ở tuổi sáu mươi hai lấy hiệu Tấn Văn công. Từ đó nước Tấn ngày càng hùng cường.

Nguồn : “Đông Chu Liệt Quốc”

Sưu tầm : DMD