Xây dựng vịnh Vân Phong thành khu du lịch tầm cở quốc tế là một sai lầm nghiêm trọng.

Trong các năm 2012 và 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã hai lần đề xuất một số cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong, nhưng khi trình ra đều được trung ương yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nên vẫn chưa thể nói các cơ chế đặc thù riêng của Vân Phong.
Tuy nhiên, về định hướng phát triển, đặc khu kinh tế Vân Phong là sẽ phát triển một khu du lịch dịch vụ có tầm cỡ quốc tế, trong đó có casino, các trò chơi có thưởng, các khu đô thị du lịch, khu công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao và giáo dục, y tế chất lượng cao.

 

Đặc biệt, tỉnh cũng xin lập một trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế ngay tại Khu kinh tế Vân Phong. Đây cũng là trọng tâm của các đề xuất khi xây dựng Khu kinh tế Vân Phong.
Về chính quyền đặc khu, chúng tôi đề xuất dựa vào Luật tổ chức chính quyền địa phương, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa để tinh giản nhân sự, tiết kiệm ngân sách.”

 

Với cương vị là người nghiên cứu và đề xuất “Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong – Trung tâm trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương” từ 6-1996, tôi cho rằng quan điểm xây dựng vịnh Vân Phong thành khu du lịch tầm cở quốc tế là một sai lầm nghiêm trọng.
Để sản xuất hàng hóa hay làm dịch vụ con người phải dựa vào ba yếu tố : lao động giản đơn, tài nguyên thiên nhiên và lao động trí tuệ. Còn vốn có bản chất là hàng hóa hay dịch vụ trong quá khứ được tích lủy của chính mình hay đi vay mượn. Với một đất nước còn lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất. Việt nam đã có bài học lớn : vịnh Dung Quất là vịnh kém tài nguyên về cảng nhưng lại được chọn làm nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Chính sai lầm này đã quyết định kéo dài sự nghèo nàn của Việt Nam thêm nhiều thập kỷ. Để phá hoại kinh tế của một đất nước, giải pháp đơn giản là khuyên những người có quyền lực sử dụng nguồn tài nguyên theo hướng chọn lựa hạ sách. Ví như tình trạng nhiểm mặn ĐBSCL ngày càng tăng mà không nhận ra, lại buộc phải giữ sản lượng lúa mà ngọt hóa vùng Ba Lai là chống lại thiên nhiên. Hậu quả chỉ làm nghèo đất nước. Nguồn tài nguyên chính và lớn nhất tại vịnh Vân Phong là đầu mối giao thông biển, bộ, sắt của bán đảo Đông Dương. Chính tiềm năng đầu mối giao thông nên sẽ hình thành trung tâm tài chính tại vịnh Vân Phong. Rất tiếc người có trách nhiệm tại vịnh Vân Phong lại không quan tâm đến đầu mối giao thông mà chỉ quan tâm đến du lịch thì đó là một sai lầm nguy hiểm. Trên thế giới con người đã hiểu rằng : Tuyến nước sâu là tài nguyên quý giá của đất nước, cần nông dùng nông, cần sâu dùng sâu.Tuyến nước sâu chưa dùng đến không được xây dựng các công trình trên bờ hay dưới nước. Vì vậy việc xây dựng hệ thống du lịch ở các tuyến nước sâu trong vịnh Vân Phong là chủ trương phá hoại nguồn tài nguyên quan trọng này của đất nước.
Hiện tượng tham nhũng là đáng ghét. Những kẻ tham nhũng tích lủy vốn khi chết cũng không mang theo được và vốn vẩn hữu ích cho loài người. Nhưng sự phá hoại tài nguyên thì chẵng có ai được lợi.
Vì vậy việc không sử dụng đúng và bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng của quốc gia là sự phá hoại nền kinh tế của đất nước.Với cán bộ, sự nhận thức yếu kém nguy hiểm không kém lòng tham.
Phải chăng người có trách nhiệm muốn dấu mục tiêu để tránh sự cạnh tranh từ cảng Hồng Kông hay cảng Singapore ?
Với nhận thức như trên, chưa nên khai thác vịnh Vân Phong, lợi ít nhưng hại nhiều.
Việc Anh rời EU, bức tường ngăn cách Mỹ và Mehico sẽ được xây dựng đã báo hiệu Chính phủ các quốc gia nhỏ bé phải biết thương dân mình để tồn tại. Các chính sách kinh tế phải tạo nền tảng ổn định hạ tầng và từ đó dân mới có việc làm ngay trên đất nước mình. Việc xuất khẩu nguyên liệu thô hay cung ứng lao động giản đơn cho nước ngoài chỉ là chiến lược trong mùa giáp hạt không thể là quốc sách của một dân tộc khôn ngoan.
KS Doãn Mạnh Dũng