8/13 tỉnh thành ĐBSCL công bố thiên tai do hạn, mặn

8/13 tỉnh thành ĐBSCL công bố thiên tai do hạn, mặn

Nguyên do vì biên độ thủy triều tại Rách Giá là 1,8 m còn tại Hòn Đất là 0.9 m. Hồ Đồng Tháp Mười sẽ là nơi đón lũ từ biên giới Kampuchia sang, lũ sẽ theo kênh đào ra sông Tiền, sông Hậu và mở ra kênh nhân tạo về Rạch Giá. Hồ Đồng Tháp Mười và hệ thống dẩn lũ cũng là nơi trữ nước cho mùa khô. Rất tiếc đề xuất trên chỉ được sử dụng một phần rất nhỏ. Chính quyền lại mở kênh chuyển lũ từ kênh Vĩnh Tế ra Hòn Đất chỉ có tác dụng làm thủy lợi cho Tứ giác Long Xuyên mang tính cục bộ mà thiếu tính tòan cục cho ĐBSCL. Đồng Tháp Mười lại được sử dụng trồng lúa… Hơn nữa việc mở kênh Quan Chánh Bố đã làm tăng sự nhiểm mặn cho ĐBSCL. Hôm nay mọi gánh nặng đều rơi vào những người nông dân. Một xã hội mà thiếu sự đối thoại và minh bạch trong các dự án công thì khó mà có giải pháp tối ưu và hậu quả sẽ khôn lường ! Dù sao, hôm nay vẩn có cơ hội sửa lại miển rằng chính quyền phải thực sự vì lợi ích của nhân dân.

Mô hình Bố cục hồ chứa nước Đồng Tháp Mười, tuyến kênh nối hồ Đồng Tháp Mười với biển Tây cho mục tiêu : vừa cắt lũ lớn vừa chống hạn cho ĐBSCL của Ks Doãn Mạnh Dũng (1996) 

Dantri Đến hôm nay 10/3, đã có thêm 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh công bố thiên tai do hạn, mặn ở cấp độ 1 (mức nguy hiểm).

Trước đó 6 tỉnh công bố thiên tai do hạn, mặn gồm: Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng và Cà Mau.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh, đến nay, tỉnh này đã có hơn 12.300 ha lúa bị thiệt hại do khô hạn, thiếu nước. Dự kiến, trong thời gian tới, số diện tích bị thiệt hại có thể tăng lên trên 23.600 ha.
Ngoài ra, toàn tỉnh Trà Vinh có 228 ha tôm thẻ chân trắng, hơn 366 ha tôm sú của khoảng 10.000 hộ dân bị chết, nhiễm bệnh do hạn, mặn và nắng nóng kéo dài. Đặc biệt có gần 9.270 hộ dân sống tập trung ở huyện Châu Thành, huyện Càng Long và TP. Trà Vinh phải sử dụng nước sông bị mặn, ô nhiễm, đời sống sinh hoạt bị đảo lộn.
Lãnh đạo tỉnh này giao cho Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch phòng chống xâm nhập mặn, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Ngày 9/3, UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã công bố thiên tai hạn, mặn. Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, hiện độ mặn trên các sông lớn cung cấp nước cho tỉnh Vĩnh Long rất cao. Vì vậy, huyện Vũng Liêm có lúc độ mặn lên đến 9 ‰, vàm Mang Thít khoảng 5,5 ‰. Theo đó, nguồn nước trong nội đồng ở 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và một phần huyện Mang Thít đã nhiễm mặn trên 2 ‰.

Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã trở nên khan hiếm do nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn từ Tết Nguyên đán 2016 đến nay. Hơn nữa, 12 nhà máy nước, trạm cấp nước sinh hoạt cho gần 18.000 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã bị nhiễm mặn.
Về sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã có khoảng 1.274ha lúa hè thu sớm bị nhiễm mặn, trên 1.000ha lúa đông xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng bị thiếu nước. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có quyết định công bố thiên tai ở cấp độ 1 và đưa ra những giải pháp khắc phục, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
Mới đây, Bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết đến ngày 7/3, toàn vùng ĐBSCL có gần 139.000 ha lúa bị thiệt hại. Trong đó, 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 43.000 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%).
Phạm Tâm – Minh Giang