Nguyên nhân xói lỡ bờ biển miền Trung Việt Nam

Nguyên nhân xói lỡ bờ biển miền Trung Việt Nam

Do sự chênh lệnh nhiệt giữa Bắc cực và Xích đạo nên hình thành dòng hoàn lưu tầng đáy chảy từ Bắc cực về Xích đạo được gọi là dòng hải lưu. Do trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu trên vừa di chuyển từ Bắc cực về Xích đạo vừa di chuyển từ Đông sang Tây theo nguyên lý của sự di chuyển của một vật trong một trường di động khác. Trong khoa học người ta gọi là lực Coriolic. Hiện tượng này được sớm ứng dụng trong pháo binh. Ví dụ một viên đạn bắn từ Hà Nội về hướng Tp Hồ Chí Minh thì viên đạn bị lệnh về hướng Tây. Ngược lại viên đạn bắn từ Tp Hồ Chí Minh ra hướng Hà nội thì viên đạn lệnh về phía Đông.

Với nguyên tắc trên, A là một vị trí xác định ở bờ biển miền Trung . Tại vị trí trên dòng hải lưu có tốc độ là AB. Tốc độ quay của trái đất là BC. Như vậy sự di chuyển thật của dòng hải lưu là AC.
Khi trái đất ấm lên, tốc độ dòng hải lưu là AB’. Tốc độ quay của trái đất không thay đổi B’C’ = BC. Như vậy tốc độ thực của dòng hải lưu khi trái đất ấm lên là A C’. Ta thấy góc C’AB’ < góc CAB. Điều đó chỉ ra rằng khi trái đất ấm lên, dòng hải lưu tăng khả năng nạo vét bờ biển Đông Việt Nam để đưa sa bồi về hướng Nam.
Vào mùa đông, với sự cộng hưởng của gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu trên càng mạnh mẽ hơn và gây xói lỡ mạnh nhất trong năm.
Để giảm thiểu khả năng xói lỡ bờ biển miền Trung Việt Nam, cần có giải pháp tổng thể cho từng đoạn bờ biển. Khi năng lượng của dòng hải lưu trên được biến thành điện năng như kế hoạch của chúng tôi thì đó là giải pháp mang tính lâu dài và ổn định.
Trước mắt, việc trồng rừng và bảo vệ rừng ven biển là giải pháp ít tốn kém nhất.
Lý thuyết trên do KS Doãn Mạnh Dũng tìm ra và là nền tảng giải thích hợp lý nhiều hiện tượng ở bờ biển Đông Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng chia sẽ kết quả nghiên cứu và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng đoạn bờ biển.

Hội Biển Tp HCM- email : hoibienhcm@gmail.com
KS Doãn Mạnh Dũng