Bình luận bài viết của GS Nguyển Ngọc Trân trên báo Đất Việt về luồng kênh Quan Chánh Bố và Định An
3-Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BC NCTKT) làm rất sơ lược, vội vã.
4- Báo cáo ĐTM cũng thiếu sự nghiêm túc.
5-Thế nhưng ĐTM vẫn được Bộ GTVT thông qua và gói gọn trong Bộ GTVT.
6- Dự án khép kín, bố trí vốn vượt kế hoạch, chỉ định thầu
7- Luồng Định An vẫn còn phục vụ tốt và có thể đảm đương nhiệm vụ này tốt hơn nữa. Ông Nguyễn Ngọc Trân đề nghị xã hội hóa việc nạo vét và khai thác luồng Định An.
Và Sáu kiến nghị :
1- Bộ GTVT cần công bố Dự án cuối cùng, với tổng kinh phí và thời hạn đạt mục tiêu rõ rang.
2- Đầu tư nạo vét luồng Định An đúng chuẩn tắc để từng bước luồng này có thể tiếp nhận tàu biển trọng tải lớn, với thiết bị thi công hiện đại, công suất lớn.
3- BC NC tiền khả thi và BC NC khả thi phải có chất lượng gắn kết mạch lạc rõ ràng.
4- Vấn đề môi trường là một lỗ hổng lớn. BC ĐTM phải có đầy đủ trong BC NC Tiền khả thi.
5- Khép kín việc xây dựng và triển khai Dự án trong Cục và trong Bộ tạo môi trường thuận lợi để lợi ích ngành, lợi ích nhóm.
6- Kiến nghị các cấp, các cá nhân có liên quan đến sự hình thành dự án phải giải trình.
Bình luận như sau :
Các nhận xét 1,2,3,4,5,6 của GS Nguyễn Ngọc Trân là hợp lý.
Trong nhận xét thứ 7 là không hợp lý. Tình trạng luồng động tại cửa Định An là tăng rủi ro cho chủ tàu, vì vậy giá cước vận tải buộc phải tăng. Giá cước tăng là thu nhập của người nông dân xuất gạo giảm đi.
GS Nguyễn Ngọc Trân đề nghị xã hội hóa nạo vét và khai thác luồng Đình An.Tôi ủng hộ quan điểm này trên nguyên lý tôn trọng mọi tự do và sáng tạo. Nếu có doanh nghiệp nào muốn nạo vét và khai thác luồng Định An bằng vốn tự có thì Chính phủ nên cho phép theo nguyên tắc sau :
Chỉ nạo vét khu vực cho mục tiêu tạo luồng cho tàu biển.
Chất nạo vét được đổ vào khu vực quy định cho mục tiêu lấn biển và hình thành rừng ngập mặn ven biển. Không cung cấp cho nước ngoài.
Tàu sử dụng luồng phải trả tiền cho Công ty nạo vét và khai thác luồng.
Cần quy định rõ phạm vi trách nhiệm của Công ty nạo vét và khai thác luồng khi tàu bị mắc cạn do hiện tượng di chuyển luồng mà con người không thể kiểm soát.
Trong sáu kiến nghị của GS Nguyễn Ngọc Trân thì kiến nghị 1, 3,4,5,6 là hợp lý.
Kiến nghị thứ 2 là không hợp với quy luật vì lý do như sau :
Dòng hải lưu tầng đáy có hướng Bắc –Nam chạy dọc bờ biển Đông hình thành do chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực. Trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu này chịu lực quán tính nên có trạng thái đang di chuyển từ Đông sang Tây.
Mùa đông dòng hải lưu tầng mặt biển gây ra do gió Đông Bắc có cùng hướng và cộng hưởng với dòng hải lưu tầng đáy.
Về mùa Đông cũng là mùa lũ chính vụ của ĐBSCL. Vì vậy dòng hải lưu đã đẩy luồng phía Đông của Định An di chuyển về phía Nam về mùa Đông. Đó là nguyên nhân gây ra luồng động tại cửa Định An. Hiện tượng di chuyển luồng xảy ra vào mùa Đông. Lý thuyết này hợp với thực tế luồng động tại cửa Định An.
Nếu dòng nước Định An chuyển nhiều sang kênh Quan Chánh Bố , thì tương lai cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ có hiện tượng luồng di động như cửa Định An hiện nay. Việc sử dụng kinh nghiệm của các nước ở Châu Âu vào Việt Nam trong việc tổ chức luồng tàu biển ở đây là không hợp lý vì bờ biển châu Âu nằm ở bờ Đông của đại dương, còn bờ biển Đông của Việt Nam nằm ở bờ Tây của đại dương. Trái đất quay từ Tây sang Đông nên đặc tính hai bờ biển trên hoàn toàn khác nhau.
Vì lý do trên, Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt sử dụng Ngân sách thực hiện nạo vét luồng Định An.
Tác giả bài này cho rằng có các khác biệt trên vì các lý do sau :
Sự hình thành các trung tâm kinh tế dựa vào nguyên lý đầu mối giao thông phải tương ứng với chợ. Ví dụ tại Sài Gòn xưa, nơi đây không có khoáng sản, đất lại phèn nhưng là đầu mối giao thông của cả Nam Bộ và Tây nguyên ra biển nên đã giúp Sài Gòn phát triển như hôm nay. Sau năm 1975, chính quyền Việt Nam với nhiều nhà lảnh đạo là người miền Tây đều mong muốn biến Cần Thơ thành trung tâm của ĐBSCL. Mong muốn trên đi ngược với quy luật. Ở Nam bộ, giao thông thủy là chính, Cần thơ không phải là đầu mối giao thông thủy ra biển nên việc cố gắng đưa tàu lớn vào Cần Thơ là đi ngược với thiên nhiên.
Bờ biển Đông của Việt Nam nằm ở bờ Tây của đại dương nên khác với bờ biển châu Âu. Trái đất tròn nên vận tốc dòng chảy khu vực gần Bắc Cực rất khác với dòng chảy gần Xích Đạo. Vùng quá gần Xích Đạo không có chênh lệch nhiệt để rạo ra dòng hải lưu. Những lý do trên chỉ ra rằng không thể lấy kinh nhiệm của các nước bên châu Âu, Nhật, hay Xingapore đưa vào bờ biển Nam bộ. Cuộc họp các đồng bằng Hà Lan, Missisibi và ĐBSCL ở Tp HCM gần đây, các nhà khoa học thế giới thừa nhận nguồn năng lượng rất lớn đã đưa đến bờ biển ĐBSCL.
Hiện tượng động của luồng Định An đã được Ks Doãn Mạnh Dũng phát hiện từ năm 1998 và công bố trên báo Khoa học phổ thông Tp HCM, nhưng thể chế chúng ta quá trọng bằng cấp và học vị nên đã phải trả giá quá cao cho sự nhận thức về luồng Định An và cả sự đề xuất mở kênh Quan Chánh Bố.
Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra dự án Cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL. Chúng tôi đề nghị Chính phủ tạo điều kiện để chúng tôi cùng một công ty Hà Lan hoàn thành Báo cáo Tiền khả thi.
Người Việt Nam đủ năng lực đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng đất nước. Vấn đề còn lại là thể chế và hành động của Chính phủ.
KS Doãn Mạnh Dũng