Luồng vào Vịnh Gành Ráy và cảng trung chuyển than
Từ thông tin trên, chúng ta có thể biết khả năng tiếp nhận cảng vào cảng Cái Mép hay Bến Đình Sao Mai như sau :
Mớn nước tự nhiên của luồng vào vịnh Gành Ráy là từ -9 đến -11m.Nếu luồng được nạo vét -14 m thì mớn nước tối đa luồng đạt -18m . Trong đó cốt luồng -14, và thủy triều -4m. Như vậy tàu có thể tiếp nhận được có mớn nước 16,3 m , tương đưong với tàu 135.000 DWT
Nhưng chúng ta nhớ bờ cát cửa vịnh Gành Ráy là bờ cát hình thành tự nhiên do ngoại lực từ phía biển. Vấn đề đặt ra là sau khi nạo vét thì có ổn định không ? và sử dụng công trình nào để duy trì độ sâu hay giảm cường độ bồi lấp là bài tóan vẩn đang được bõ ngỏ !
Về than ,thì từ nay Việt Nam phải chính thức nhập than từ Indonesia hay Úc…để phục vụ cho các nhà máy phát điện cho ĐBSCL. Việc sử dụng đường dây tải điện bắc nam đã bị loại nghiệm có lẽ vì tổn thất điện năng lớn nếu xây dựng các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc hay miền Trung nơi thuận cho các cảng nước sâu. Việc xây dựng cảng chuyển tải than đang được Cục Hàng hải Việt Nam thuê tư vấn nước ngoài nghiên cứu. Cảng than phải tiếp nhận tàu từ 80.000 DWT đến 200.000 DWT có nghĩa là mớn nước luồng phải đạt từ -15,4 m đến -20,9m .( Mớn nước luồng bằng 1,1 mớn nước của con tàu) .