Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm kế thừa thực hiện cam kết an ninh Ucraina- KS Doãn Mạnh Dũng
Bản ghi nhớ tại hội nghị OSCE ở Budapest, Hungary vào ngày 5 tháng 12 năm 1994, Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và đã chấp nhận phi vũ khí hạt nhân với số lượng 1240 đầu đạn hạt nhân. Nga, Mỹ và Anh cam kết “tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine”.
Ngày 24/2/2022 Tổng thống Putin của nước Nga ra lệnh tấn công toàn diện vào Ucraina.
Ngày 21/9/2022 Tổng thống Putin của nước Nga chính thức đưa ra học thuyết xâm lược bằng hạt nhân với lập luận : Vì Tân phát xít tại Ucraina, tiến hành Chiến dịch quân sự, tổ chức trưng cầu dân ý tại vùng quân Nga chiếm đóng được bằng vũ lực, sáp nhập vùng chiếm đóng vào lảnh thổ Nga, dùng vũ khí hạt nhân đe dọa và thực hiện chiến tranh vệ quốc.
Loài người đã hiểu rằng chiến tranh hạt nhân không có kẻ thắng và người bại, vì vậy cần từng bước tiến hành phi vũ khí hạt nhân. Để việc phi vũ khí hạt nhân thành công, các quốc gia thực thi phi vũ khí hạt nhân cần được bảo đảm an ninh.
Mỹ và Nga đã cam kết an ninh cho Ucraina vào 1/1994, nay Nga xâm lược Ucraina nên Mỹ cần có nghĩa vụ cung cấp ngay cho Ucraina số lượng đầu đạn hạt nhân tương đương để bảo vệ đất nước Ucraina. Đó là trách nhiệm kế thừa về pháp lý và đạo lý của Chính phủ Mỹ.
Với cách răn đe bằng pháp lý trên, chắc chắn sẽ có nhiều nước tiếp tục chọn hành trình phi hạt nhân như Ucraina năm 1994.