Cảng Văn Phong- “Ứng cử viên” lý tưởng cho Khu thương mại tự do

Cảng Văn Phong- “Ứng cử viên” lý tưởng cho Khu thương mại tự do
Mô hình KTMTD là lời giải cho bài tóan trên với phương pháp “kéo chợ về đồng làng”để tiếp thị và bán hàng.Nhiều năm qua, các khối thương mại theo khu vực đã hình thành nhằm bảo vệ lợi ích của khu vực trong cạnh tranh.Việc hình thành đồng tiền chung EU đã chứng tỏ xu thế tòan cầu hóa trong họat động thương mại của thế giới là điều không tránh khỏi.Chính vì vậy việc mở KTMTD là sự đón đầu có ý nghĩa chiến lược đối với ngoại thương Việt Nam, là sự diển tập để từng bước thích nghi và hòa nhập vào sự phát triển ngoại thương của thế giới.
KTMTD là nơi trao đổi hàng hóa tự do.Khi số lựong trao đổi hàng hóa lớn sẽ kéo theo các trung tâm tài chính và dịch vụ, Vì là nơi trao đổi hàng hóa, nên KTMTDphải thỏa mãn các yếu tố là đầu mối giao thông đa quốc gia :thủy,sắt,bộ và hàng không. Cảng Văn Phong ( Khánh Hòa) với bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn hợp lại thành một cukm liên hòancó diện tích 13,800 ha đát liền và 76 km tuyến nước sâu từ 15-21m . Cảng Văn Phong là đầu mối giao thông hàng hải quốc tế . Cảng Văn Phong nằm trên tuyến hàng hải quốc tế với cạnh đáy là tuyến châu Âu –Đông Bắc Á và châu Úc-Gia-cát-ta – Đông Bắc Á còn đường trung trực là tuyến Văn Phong- Manila- Guam-Honolulu-San Francisco hoặc Panama. Khi cảng trung chuyển Văn Phong hình thành, tàu Việt Nam không phải vượt vịnh Thái Lan hay vịnh Bắc Bộ dưa container chuyển tải tại Singapore hay Hongkong như hiện nay mà hướng về cảng Văn Phong. Với mô hình trên chúng ta không phải đầu tư xây dựng các cảng nước sâu phía Bắc hoặc phía Nam trong khi chúng ta đang thiếu vốn.Từ Văn Phong là vị trí thuận lợi để mở đường sắt cắt từ Đông sang Tây dãy Trường Sơn nhờ lưu vực sông Ba và sông Srepoc nối lưng nhau bằng bình nguyên dưới 500m.Tuyến đường sắt nối Văn Phong ( Việt Nam) – Xtung-tơreng( Kampuchia)- Pakse ( Lào)- Upon (Thái).
 
Đó là bốn vùng chậm phát triển nhất của bốn nước trên bán đảo Đông Dương.Đường bộ hiện tại và đường bộ chạy theo tuyến đừờng sắt trên giúp Văn Phong liên lạc thuận lợi với Malaysia,Myanmar hay Côn Minh. 
Về tuyến đường hàng không, Văn Phong là trung điểm của các thành phố lớn trong khu vực và có đủ tiềm năng xây dựng một sân bay Quốc tế cấp I.Nhờ có lưu vực sông Ba lớn nhất miền Trung và nguồn nước sạch nên nước ngọt cung ứng cho Văn Phong bảo đảm chất lượng, số lượng và giá thành thấp.Nếu Hòn Gốm và Hon Lớn hình thành như KTMTDthì sự cách ly giữa nội địa và KTMTD rất thuận lợi nhờ một hàng rào 300 m và vùng mặt nước rộng 6km.
 
 
Dân định cư trên bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn hiện tại ít, không quá 4000 người sống bằng nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng còn hoang sơ. Do đó việc tổ chức tái định cư và việc làm cho người địa phương là thuận lợi và chi phí thấp.
Cảng Văn Phong là đàu mối hội tụ của các tủyến hàng hải quốc tế, thuận lợi trong giao thông sắt bộ và hàng không. Địa thế tự nhiên về mặt đất và mặt nước tạo cho cảng Văn Phong đầy đủ ưu thế là trung tâm thương mại,tài chính, dịch vụ cho khu vực Đông Nam Á.Cảng Văn Phong vì lợi ích của cả nước. Nhờ Văn Phong mà miền Trung có cơ hội từ bỏ cái nghèo đeo đẳng dai dẳng bao đời ông cha chúng ta.
Để cải cách đất nước, Báo cáo Chính trị Đại hội VIII đã chỉ rõ:”Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường,phát huy tài trí của người Việt nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ ”
Giải pháp Văn Phong là lời đáp nghiêm túc theo tiếng gọi của Đảng. Chúng tôi tin rằng Đảng và Nhà nước sẽ có chính sách để động viên mọi tiềm lực trong và ngoài nước biến dự án nhanh chóng trở thành hiện thực.
Ks Doãn Mạnh Dũng
( Theo Báo Khoa học Phổ thông số 802 ngày 18-9-1998)