Giá trị của Vịnh Vân Phong- KS Doãn Mạnh Dũng

Giá trị của Vịnh Vân Phong- KS Doãn Mạnh Dũng

 

Để phát triển đất nước, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn luôn mang tính chiến lược trong thời gian dài nhất là với một nước nghèo như Việt Nam. Một vị trí địa lý thường mang nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, nhưng tài nguyên nào là tài nguyên chiến lược cần đưa vào khai thác và khai thác vào thời gian nào và cách khai thác như thế nào thì rất cần phải biết sử dụng tài nguyên trí tuệ để nhận thức.

Vịnh Vân Phong là nơi hội tụ đủ điều kiện hình thành một cảng trung chuyển quốc tế để cạnh tranh với Hồng Kông  và Singapore vì các lý do sau đây :

  1. Vịnh Vân Phong nằm ngay giao điểm luồng hàng hải quốc tế từ Trung Đông đi Châu Mỹ, từ Bắc Á  đi Úc. Tuyến đường từ Đông Nam Á  đi Mỹ thì từ Vịnh Vân Phong đi MỸ tương đương từ Hồng Kông đi Mỹ và ngắn hơn tuyến đường từ Singapore đi Mỹ trong vận chuyển công-ten-nơ.
  2. Về tuyến hàng không thì vịnh Vân Phong là tâm của Biển Đông với chu vi phía Đông là các đảo của Philippine, phía Nam là bán đảo Malaysia.
  3. Từ vịnh Vân Phong có thể kết nối bằng đường sắt, đường bộ từ Nam Phú Yên đi Buôn Hồ, Bản Đôn ( độ cao chỉ 400 m, không có đèo) – Stung-tơ-reng ( Kampuchia ) – Pac xế ( Lào) -Upon( Thái Lan )
  4. Vịnh Vân phong là một cảng tự nhiên hiếm có trên trái đất này với các đặc điểm sau :
    • Độ sâu giới hạn đạt đến -40 m( Vịnh Cam Ranh chỉ có -20m )
    • Mặt nước rất rộng 43.554 ha nhưng hoàn toàn kín gió và tốt nhất Đông Nam Á.
    • Vịnh Vân Phong có sông Ba phía Bắc nên có nguồn cung cấp nước ngọt cho nhiều ngàn tàu biển , mỗi tàu nhận ít nhất 300 tấn nước ngọt.
    • Vịnh Vân Phong có địa chất ổn định để xây dựng cảng theo kết cấu bến thùng chìm và có thể xây dựng theo công nghệ sản xuất hàng loạt nên giá thành xây dựng cảng rất thấp. Sử dụng nguyên liệu địa phương của miền Trung là đá, cát, sỏi, xi măng và sắt thép xây dựng.

Các yếu tố cơ bản trên giúp cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có thể cạnh tranh Hồng Kông và Singapore. Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong hình thành , việc tàu thuyền quốc tế ra vào thường xuyên thì tự nó thực hiện tự do hàng hải bằng giải pháp hòa bình, không dùng bạo lực tại Biển Đông.

Tuyến đường sắt từ Văn Phong đi Ban mê thuột và kết nối với đường sắt Thái Lan. Tuyến đường bộ từ Nam Phú Yên lên Tây nguyên không có đèo như các tuyến đường hiện có ( Phan rang- Đà Lạt, Ninh Hòa – Tây Nguyên, BÌnh định- Tây nguyên )

Mô hình đề xuất khu kinh tế mở Vân Phong năm 1998.

Tuyến đường hàng hải quốc tế giao cắt tại vịnh Vân Phong.

So sánh vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong : hai vịnh hình thành nhờ dãy cát nối đất liền với đảo theo một góc giống nhau và đều có cửa vịnh nhìn về phía Nam. Cửa vịnh nhìn về hướng Nam nên sâu vì không bị dòng hải lưu Bắc -Nam đưa sa bồi vào cảng.Vịnh Cam Ranh như một lô cốt vừa công vừa thủ tốt trong chiến tranh. Vịnh Vân Phong như một “Hotel” để kinh doanh trong hòa bình. Trong chiến sự, vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh tạo nên gọng kiềm bảo vệ Biển Đông. Trong vịnh Vân Phong có thể hình thành 1 sân bay có hướng Bắc Nam ở hòn Đôi- điểm cực Đông của Vân Phong.

Khai thác cảng là khai thác đặc điểm tài nguyên địa lý cho mục tiêu xuất , nhập hàng hóa công-tai-nơ, hàng nhiên liệu như dầu, gas hay hàng rời.

Khai thác cảng sử dụng rất lớn nguồn nhân lực lao động phổ thông như điều khiển các cần cẩu, xe nâng, bảo trì công-tai-nơ, sửa chữa tàu biển, cung ứng thực phẩm, nước ngọt, du lịch ….nên đem lại rất nhiều việc làm cho người dân miền Trung Việt Nam.

Trên thế giới việc xây dựng và phát triển cảng trung chuyển liên quan đến sức mạnh thật của một quốc gia nên đó là chiến lược ít được công khai phổ biến vì tính cạnh tranh rất khốc liệt. Chỉ có các quốc gia có văn hóa cao mới dám tự tin, tự nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ.

Vịnh Vân Phong đủ các yếu tố tự nhiên là đầu mối giao thông hàng hải, đường sắt, đường bộ, hàng không để hình thành cảng trung chuyển quốc tế cho Đông Nam Á, chia sẽ lại thị trường của các cảng Hồng Kong và Singapore.