Cơ sở lý luận khoa học Dự án chống lũ và chống hạn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng Giải pháp Hồ Tràn

Cơ sở lý luận khoa học Dự án chống lũ và chống hạn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng Giải pháp Hồ Tràn
Một Dự án khoa học đưa ra muốn sống và tồn tại lâu dài thì Dự án buộc phải là hệ quả của một lý thuyết khoa học đã được chấp nhận hoặc tác giả phải đưa ra một lý thuyết mới.
Trước hết ta cần biết đặc điểm lũ của ĐBSCL. Lũ vào Việt Nam qua dòng sông Mê Kông và tràn qua biên giới Việt Nam chủ yếu mảng biên giới khu vực Đồng Tháp Mười.
Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng Giải pháp Hồ Tràn phải trả lời nhiều câu hỏi lớn và tôi đã giải đáp như sau :
Tại sao có thể chuyển lũ về Biển Tây ra vịnh Thái Lan ? 
Trả lời : 
Ta hình dung thủy triều như một cái bơm vô hình. Thủy triều bờ biển Đông là bán nhật triều không đều, thủy triều bờ biển phía Tây là nhật triều.Như vậy pha lệch. Khi thủy triều cường phía Đông cao,ta hoàn toàn có thể cắt lũ về phía Tây.
Làm sao có thể chuyển tối đa lượng nước lũ khi cần để cắt đỉnh lũ ?
Trả lời : 
Muốn chuyển lượng nước tối đa, ta cần tìm điểm cao nhất và điểm thấp nhất khi cắt lũ.
Điểm cao nhất để đón lũ có hiệu quả là vị trí vừa có thế năng cao, vừa có động năng cao.
Vị trí vừa thỏa mản cả hai yếu tố trên là con sông Vàm Nao đang chuyển nước từ sông Tiền sông Hậu. Vị trí Vàm Nao có thế năng cao. Sử dụng động năng của dòng Vàm Nao dang di chuyển hướng từ sông Tiền qua sông Hậu ta hướng chúng chảy thẵng ra Rạch Giá. 
Điểm thấp nhất của bờ biển phía Tây là Rạch Giá. Vì biên độ thủy triều tại Rạch Giá cao hơn biên độ thủy triều tại Hà Tiên và Hòn Đất. Bằng chứng là con kênh ven biển của Kiên Giang chảy một chiều từ Hà Tiên về Rạch Giá. 
Dòng sông Hậu và Sông Tiền đang chảy về hướng đông, nếu chuyển lũ về hướng Biển Tây mà nguồn nước của dòng sông Hậu và sông Tiền chuyển hẳn về hướng Tây thì môi trường vùng đất phía Đông của Sài Gòn, Long An, Tiền Giang Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liệu sẽ hổn loạn vì thiếu nguồn nước ngọt ?
Phương án 3 là phương án lựa chọ của tác giả trong Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng giải pháp Hồ Tràn.
 
Trả lời :
Biên độ thủy triều ở bờ biển phía Đông trung bình 2.39 m còn biên độ thủy triều phía Tây trung bình 1.5m vì vậy bờ biển phía Đông thấp hơn bờ biển phía Tây nên dòng sông Tiền và sông Hậu mãi mãi chọn hướng cửa sông là ở bờ biển phía Đông.
Để trả lời vấn đề này , tôi đã hoàn chỉnh luận thuyết “Hướng của dòng sông ra biển”. Lý thuyết này do KS Doãn Mạnh Dũng đề xuất và hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới.
Từ lý thuyết này, chúng ta có thể giải thích nhiều hiện tượng thiên nhiên khác của Việt Nam như :
Dòng sông Bồ đổi về hướng Nam và sông Ô Lâu đổi hướng về hướng Băc khi từ dảy Trường Sơn xuống Đồng Bằng ven biển Thừa Thiên Huế và cũng nhờ đó chúng ta có thể giải thích hiện tượng và quy luật bể đập Hòa Duân cũng như nguyên nhân ngập lâu tại Thành phố Huế và cái khó khăn trong trồng trọt và nuôi trồng thủy hải ở vùng phá Tam Giang.
Từ lý thuyết trên , chúng ta hiểu cảng Kỳ Hà không thể nạo vét hay thay đổi cửa thoát nước sông Trường Giang ở Quảng Nam.
Làm sao có thể trữ nước cho mùa khô ? 
Để trữ nước cho mùa khô, tôi đưa ra dòng chảy đưa lũ về hướng Biển Tây đồng thời cũng là hồ chứa nước cho mùa khô.
Như vậy ở ĐBCL sẽ có 2 hồ chính :
Hồ Vỉnh Hưng ở Đồng Tháp Mười đón lũ từ Kampuchia quá.
Hồ từ Tây Bắc thị xã Long Xuyên về Tây Bắc Rạch Giá. Trong tài liệu đăng ký bản quyền, hồ này có độ rộng 1500m và dài 55km.
Với sự tồn tại 2 hồ trên , chúng ta không những cắt được đỉnh lũ, lấy được phù sa, tôm cá mà giải quyết tổng thể việc rữa phèn, chống mặn không chỉ cho Tứ giác Long Xuyên mà cho cả các vùng đất thuộc lưu vực Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và vùng tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta nhớ rằng ở Nam bộ chỉ có một hồ Đồng Tháp Mười, còn sự điều tiết nước cho cả vùng đất Nam Bộ là Biển Hồ ở Kampuchia. Hôm nay quan hệ Việt Nam Kampuchia đang tốt, nếu có điều gì bất thường, liệu người Việt Nam có đủ sức tự lo liệu nguồn nước cho ĐBSCL?
Vì quan tâm đến mối quan hệ Việt –Kampuchia, nên tôi thiết tha đề nghị Chính phủ Việt Nam phải có chiến lược chủ động làm 2 hồ trên đặc biệt là hồ Đồng Tháp Mười.Việc biến hồ Đồng Tháp Mười thành ruộng lúa là sai lầm lớn nhất về môi trường ở Nam Bộ  và hậu quả còn kéo lâu dài trong nhiều thế hệ.
Trước ngày 12/9/1996, tôi chưa từng tiếp xúc với các nhà thủy lợi, nên Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng Giải pháp Hồ Tràn được đề xuất với những ý tượng hoàn toàn mới lạ và độc lập với mọi tư duy của các nhà thủy lợi. Chính vì vậy ông Trọng Sinh phản ứng tôi ra mặt và gay gắt là chuyện bình thường.Chỉ có GS TS Nguyễn Ân Niên với bản chất của một nhân cách lớn trong khoa học nên ông đã tiếp tôi một cách bình đẵng, trân trọng và tôi thật sự coi ông như một người bạn luôn luôn lớn và đầy sự kính trọng.
Căn cứ vào nội dung cuộc họp ngày 12/9/1996, bản chất của giải pháp của nhóm ông Sinh Huy và Hồ Chín là sử dụng ý tưởng của Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ, chỉ khác cơ bản là không mở rộng kênh Vĩnh Tế ra 2500m. Nếu xét một cách công bằng với mục tiêu làm thủy lợi cho Tứ giác Long Xuyên thì nên trao giải cho Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam Bộ. Còn xét về tư tưởng chuyển lũ về Biển Tây thì chưa có giải pháp nào mang tính tổng quan và hợp lý hơn Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng Giải pháp Hồ Tràn.
Tôi hoàn toàn tin rằng, vì cơ chế, Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng Giải pháp Hồ Tràn hôm nay chưa thực hiện được thì thế hệ sau này sẽ thực hiện.
KS Doãn Mạnh Dũng