Ngành Giao thông Vận tải với thoát lũ về Biển Tây

Ngành Giao thông Vận tải với thoát lũ về Biển Tây
3/ Ông GSTS Lê Quả : Giám đốc Trung tâm khoa học Kinh tế GTVT phía Nam
4/ Ông Trịnh Văn Chính : PTS nghiên cứu viên chính TTKHKT GTVT phía Nam
5/ Ông Lê Thuận Hưng : KS chuyên viên TTKHKTế GTVT phía Nam. 
Và một số chuyên viên khác của TTKHKTế GTVT phía Nam.
Chủ trì Hội thảo : GSTS Lê Quả
Người báo cáo : KS Doãn Mạnh Dũng cộng tác viên của TTKHKTế của GTVT phía Nam
Biên bản có 6 nhận xét như sau :
1/ Vấn đề thoát lũ ĐBSCL đang được sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội như Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu có trách nhiệm, các tỉnh , nhiều nhà khoa học có nhiệt tâm và đều cho rằng đây là vấn đề rất bức xúc, rất phức tạp, rộng lớn, có nhiều vấn đề không thuộc lảnh thổ Việt Nam.
2/ Đánh giá cao nhiệt tình , nghiêm túc, có bài bản trong nghiên cứu của ông Dũng. Đồng thời cho rằng cách suy nghĩ của tác giả là có tính lô gic đáng được trân trọng.
3/ Các chuyên gia đã đưa ra nhiều thông tin bổ sung để làm sáng tỏ những vấn đề đang cần phải tiếp tục nghiên cứu.
4/ Các chuyên gia tại Hội thảo cho rằng ra biển Tây đối với khu vực tứ giác Long xuyên là thực tế có thể thực hiện được và cần được nghiên cứu thêm, còn thoát lũ theo hướng sông Vàm Cỏ là rất ít có khả năng thực hiện. 
5/ Cần phải tính đến hiệu quả kinh tế, giá thành cho việc nghiên cứu thoát lũ ra phía Biển Tây.
6/ Hội nghị mong muốn có những sự hợp tác tiếp tục vì lỉnh vực thoát lũ cho ĐBSCL không phải chỉ cho kinh tế – xã hội mà là đòi hỏi rát bức xúc đối với chiến lược phát triển giao thông vận tải trong vùng này. 
(Đã ký ) Thư ký Lê Thuận Hưng (Đã ký và đóng dấu) Chủ tọa- Giám đốc GSTS Lê Quả
Biên bản cuộc họp ngày 1/1 1/1996
Trang 1
 
Trang 2 
 
Ks Doãn Mạnh Dũng cùng thầy Dương Phương đến  UBND tỉnh Đồng Tháp trình bày mô hình tổ chức hồ Đồng Tháp Mười để chuyển lũ từ hồ Đồng Tháp Mười qua Vàm Nao- Tây bắc Long Xuyên- Tây Bắc Rạch Giá ( Phó Chủ tịch  Nghĩa chủ trì cuộc họp)
 
Lời cám ơn: 
Sau khi viết “Dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng Giải pháp Hồ tràn ” tôi may mắn được thầy Dương Phương giới thiệu và làm quen với GSTS Nguyễn Ân Niên.
Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học tôi cảm thấy hạnh phúc vì có một người bạn lớn không chỉ về nhân cách mà cả tài năng như ông Nguyễn Ân Niên. 
Tôi thật sự cám ơn ông Nguyễn Văn Thuế đã hết sức cầu thị đến dự Hội thảo ngày 1/11/1996 và góp ý chân thành.
Trong quá trình trao đổi với các chuyên gia thủy lợi, tôi mãi mãi biết ơn sự uyên bác của TS Chu Thái Hoành. Ông Chu Thái Hoành đã tiếp tôi vào lúc 09:00 ngày 14/9/1996 tại cơ quan ông và ông đã giúp tôi hoàn chỉnh hơn trong việc giải trình giải pháp chuyển lũ về Biển Tây,
Tôi chân thành cảm ơn ông Cao Tất Thuận đã tiếp tôi tại nhà riêng và gợi ý cho tôi nhiều kiến thức chuyên ngành thủy lợi. Nhờ gợi ý của ông, tôi đã tìm ra nguyên nhân sự bồi lấp cảng Hải Phòng.
Tôi vẩn luôn luôn kính phục GSTS Lê Quả đã có những ngày sông sôi nổi và đã làm việc hết mình vì lợi ích của đất nước. 
Lời kết: 
Được tiếp xúc với các nhà nghiên cứu thủy lợi Việt Nam từ ngày 12/9/1996 , tôi hiếu đó là một thế hệ đã làm việc hết mình vì đất nước dù rằng họ có những cách suy nghĩ khác biệt nhau về giải pháp đối với lũ ĐBSCL. Khi đó tôi đang làm việc ở Công ty vận tải biển Việt Nam nên nhẹ gánh gia đình : cơm, áo, gạo tiền hơn các nhà khoa học thủy lợi cùng thời. Sức chịu đựng để làm việc của các nhà nghiên cứu thủy lợi Việt Nam đã dạy tôi cần có trách nhiệm hơn trong công việc của công đồng. Thành bại trong nghiên cứu khoa học là chuyện bình thường. Tôi tin, mọi người tôi tiếp xúc trong ngành thủy lợi đều thanh thản vì đã làm hết sức mình vì Tổ Quốc và họ đã sống xứng đáng với những người đã ngả xuống vì sự nghiệp thống nhất đất nước. 
KS Doãn Mạnh Dũng