Từ Vịnh Vân Phong đến cảng cửa ngõ Trần Đề
Vị thiếu ta Hải quân không trả lời. Và ngài Đại sứ Raymond F. Burghardt nói với tôi :
– Vịnh Vân Phong sẽ là một siêu đô thị trong tương lai của Đông Nam Á.
Sau khi tham quan trở về, cả Đòan Mỹ đều vui, quên khi mới bắt đầu tập trung tại Nha Trang đã gặp nhiều cản trở cho chuyến tham quan này. Buổi tối, cả Đòan Mỹ cùng hát dân ca Mỹ tặng mọi người. Tôi hiểu rằng, từ nay người Mỹ biết thêm Vịnh Vân Phong cùng kiểu như vịnh Cam Ranh nhưng sâu hơn, rộng hơn và rất thích hợp cho một cảng thương mại lớn nhất cho khu vực Đông Nam Á.
Vào cuối năm 2003, trong một dịp được tiếp cận với đòan chuyên gia JICA của Nhật, ở một khách sạn tại Hà Nội tôi đã mạnh dạn xin phép gặp lảnh đạo của JICA. Cùng với lảnh đạo JICA, có chuyên gia Nhật tại Việt Nam, tôi mở bản đồ trình bày nguyên lý nông, sâu khu vực miền Trung và giới thiệu với họ độ sâu tự nhiên của vịnh Vân Phong. Thật bất ngờ, vị lảnh đạo JICA cũng hỏi chuyên gia của họ cùng câu hỏi của Đại sứ Raymond F. Burghardt:
-Tại sao chúng ta bây giờ mới biết vịnh Vân Phong ?
Vị chuyên gia của JICA cũng im lặng.
Với những sự việc trên, tôi hiểu rằng những hiện tượng tự nhiên tại vịnh Vân Phong và Cam Ranh vẩn là phần khoa học còn ít được con người quan tâm. Nơi đó vẩn còn là vùng đất mới cho những khám phá.
Sau 10 năm, ngày 7/6/2012 tại diển đàn Kinh tế Biển Việt Nam ở Vũng Tàu, tôi được mời trình bày lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam ”. Đây là nền tảng để giải thích các đặc tính ưu việt của vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong , đồng thời là nền tảng khoa học đưa ra mô hình cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL.
Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy Hà Lan, Bỉ và các nước châu Âu nằm ở bờ đông của đại dương, còn Việt Nam nằm ở bờ tây của đại dương. Vì trái đất quay từ tây sang đông nên bờ tây chịu nhiều năng lượng dồn nén của nước và gió nhiều hơn bờ đông. Cùng một bờ tây của đại dương, cùng ở bắc bán cầu nhưng vì trái đất tròn nên ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ chịu tác động khác nhau của lực Côriolic. Cùng khu vực gần Xích đạo, nhưng sự chênh lệch nhiệt giữa các vĩ tuyến gần khu vực Xích đạo biến đổi rất ít nên sự hình thành dòng hòan lưu hay bão cũng khác nhau. Vì vậy các chuyên gia từ châu Âu, Nhật, Trung Quốc hay Singapore mà đưa kinh nghiệm nơi họ sống vào bờ biển Đông Việt Nam là bị thất bại. Bờ biển Đông của Việt Nam có vị trí tương tự bờ biển Florida của Mỹ, nhưng ở Mỹ nhờ có bán đảo Florida che chắn năng lượng dòng nước từ cực bắc. Vì vậy mô hình cảng ở bờ biển Mississibbi của Mỹ cũng không thể áp dụng cho bờ biển Việt Nam. Chính những yếu tố trên đã làm thất bại tất cả các nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước trước đây về nguyên nhân luồng động Định An và giải pháp cảng cửa ngõ cho ĐBSCL.
Rất tiếc các cơ quan chức năng của Chính quyền đã ngại đối thoại. Vì vậy Chính quyền Vịêt Nam không thể giải thích được hiện tượng luồng động tại cửa Định An và đồng thời vội vàng đưa ra giải pháp kênh Quan Chánh Bố mà thiếu sự lắng nghe các ý kiến khác biệt. Với lý thuyết “Đê biển bằng cát ở Việt Nam” chúng ta hiểu luồng Kênh Quan Chánh Bố sẽ không tránh được sự tái lập hiện tượng luồng động tại cửa Định An hôm nay. Giải pháp cảng cửa ngõ Trần Đề là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam. Giải pháp đã dựa trên nền tảng các quy luật tự nhiên của miền Trung, Nam Bộ Việt Nam và nguyên lý xây dựng theo tự nhiên của thế giới. Giải pháp đã được gửi đến các trường Đại học Hà Lan, Singapore thẩm định và đã được đòan chuyên gia Chính phủ Hà Lan đưa vào Mekong Delta Plan ký tháng 12/2013 gửi đến Chính phủ Việt Nam.
Khoa học sau khi được khám phá, bao giờ cũng đơn giản. Người Việt Nam hảy tự tin ở chính mình. Chúng tôi mong cùng các bạn phát triển dự án cảng cửa ngõ Trần Đề vì lợi ích chung cho ĐBSCL và cũng vì lợi ích của chính bạn. Chúng ta hảy cùng nhau chia sẻ thông tin, hổ trở nhau để biến dự án cảng cửa ngõ Trần Đề thành hiện thực.
KS Doãn Mạnh Dũng