Ứng dụng thủy triều để cắt lũ cho ĐBSCL và mạn đàm cùng ông Sáu Dân

Tôi cũng sinh ra ở đất Nam Bộ nên cũng có máu trực tính như ông nên  không  dè dặt mà đi vào cốt lỏi của vấn đề :

          Quan điểm của cháu là chúng ta không nên  “sống  chung với lũ” mà nên có quan điểm theo truyền thống của người Việt Nam – đó là  “ an cư lạc nghiệp”.

Việc chuyển lũ về hướng Tây ra vịnh Thái Lan là đúng . Vì bản chất sự chuyển lũ về vịnh Thái Lan là lợi dụng sự lệch pha của thủy triều biển Đông và biển Tây của Nam bộ. Nhưng lối thoát lũ ra biển phía Tây tại Hòn Đất là sai. Nguyên nhân sai vì hai điểm .Một là điểm lấy nước đưa ra biển Tây nằm giữa dòng kênh Vỉnh Tế  là không đúng , nó thấp nhiều so với  cao độ phía đầu dòng kênh Vỉnh Tế  lấy nước từ sông Mê Kông.Hai là bờ biển tại Hòn Đất cao hơn bờ biển ở Rạch Giá nên nước khó thoát qua Hòn Đất mà phá lộ Hà Tiên- Rạch Giá để chạy về hướng Rạch Giá. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng thứ hai là biên độ thủy triều cường không thay đổi từ Hà Tiên đến Hòn Đất là 0,9m  và tăng nhanh khi đến  Rạch Giá  là 1,8m. Vì vậy so với Hòn Đất, Rạch Giá  có bờ biển thấp nhất. Trước đó bằng lý thuyết cháu  đã chứng minh được dòng sông khi ra biển sẻ chọn hướng có thủy triều cao để làm cửa sông .Để kiểm chứng lý thuyết trên, chúng ta quan sát con kênh từ Hà Tiên về Rạch Giá ta thấy nó chảy một chiều chính từ Hà Tiên về Rạch Giá. Vì vậy chiến lược  chuyển lũ về  vịnh Thái Lan của bác có ý nghĩa làm thủy lợi nhiều hơn là chuyển lũ. Giải pháp của cháu    khôi phục vai trò chứa nước của hồ Đồng Tháp Mười, nối hồ Đồng THáp Mười với Vàm Nao, từ Vàm Nao mở kênh ra biển về phía Rạch Giá.

Nghe xong ,ông trách ngay :

          Sao cậu không viết thư lên tôi lúc đó.

 Tôi giải thích :

          Cháu đã viết và đăng trên báo Khoa học Phổ thông Tp HCM.

Ông phản ứng :

          Viết trên báo ai mà đọc được !

Nhớ mãi lần đầu và cũng là lần cuối cùng gặp ông Sáu Dân. Với tôi ông luôn luôn là  người đáng kính.Cả đời ông  không ngừng suy nghỉ làm gì hữu ích cho dân dù rằng tuổi đã già , sức đã cạn. Tiếc rằng khi ông đương chức, tôi cũng mong gặp ông để trình bày. Nhưng lòng tự trọng vốn có của một trí thức đã làm tôi ngại những người có chức quyền vì không muốn rằng ai đó  tưởng mình  đi xin quyền lực và bổng lộc.

Chuyện  chuyển lũ về vịnh Thái Lan đã thành chuyện xưa và còn nhiều việc phải nghiên cứu khi tình trạng thay đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nếu ý tưởng của tôi đến được ông Sáu Dân khi ông đương chức thì hữu ích cho đất nước hơn. Hôm nay , nhiều sự việc được lập lại. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học khác của giới trí thức Việt Nam mong muốn được ứng dụng. Vì vậy chúng tôi mong muốn có một cơ chế được tự do hiến kế xây dựng đất nước . Việc chọn giải pháp xây dựng đất nước cần bình đẳng và dân chủ. Rất mong  Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ có giải pháp hiệu quả trong việc sử dụng trí tuệ Việt Nam.

KS Doãn Mạnh Dũng