Cần cân chắc chiến lược lấn biển ở bờ biển Cần Giờ

Theo quan điểm quy hoạch mới này, đô thị du lịch Cần Giờ sẽ có dân số dự kiến không vượt quá 500.000 dân, so với quy hoạch năm 1998 nơi đây là 700.000 dân. Như vậy, Cần giờ sẽ vẫn là đô thị vệ tinh, sẽ tiếp nhận một phần áp lực phát triển đô thị của TP.HCM, nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Về phương diện kỹ thuật và quy hoạch, việc quy hoạch dải đất ven biển dài 11km trong giai đoạn đầu san lấp sẽ nhằm thành lập một đô thị sinh thái 2.000ha. Đô thị này sẽ gồm 12.000 cư dân, đặt cơ sở cho dải đất ven biển phía Nam và một vành đai xanh thiên nhiên 7.000ha phía bắc sẽ được tôn tạo.

Khởi sự công cuộc đô thị hóa Cần Giờ, Trong kế hoạch toàn cục của TP.HCM, việc xây dựng Cần Giờ thành một thành phố du lịch sẽ biến đổi tam giác kinh tế phía Nam (gồm TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương) thành tứ giác kinh tế, là một trong những địa bàn quan trọng để thúc đẩy kinh tế TP.HCM và khu vực.

Lòng dân

Một vị chủ đất ngay trên bờ biển Cần Giờ bức xúc nói với tôi :

-Khi họp nhân dân những người có đất tại bờ biển Cần Giờ, mọi người đặt vấn đề là tại sao đất ngay tại bờ biển Cần Giờ đang sử dụng không có hiệu quả , thậm chí còn để hoang sơ mà nhà nước lại đi lấy nguồn kinh phí Ngân sách đi lấn biển ?

Tính khoa học của lấn biển là không có

Mục tiêu của lấn biển khi yếu tố đất quá hiếm như ở Rạch Giá. Hơn nữa ở Rạch Giá bờ biển khu vực nầy có thủy triều cường cao nhất là 1,8m, thấp nhiều so với  thủy triều cường tại Vũng Tàu đến 4,0 m.Khi triều rút có dòng chảy mạnh hơn Rạch Giá kéo theo đất ra biển. Vấn đề chính của bờ biển Cần Giờ là phải sử lý được nước biển trong trở lại. Vì dòng sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp như 2 chiếc cống đưa các chất dơ từ theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây  từ các tỉnh miền Đông, Tp Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang …đổ ra bờ biên Cần Giờ. Để giải quyết mục tiêu trên, ý tưởng xây dựng đê bao bằng vải địa kỹ thuật đã được trình bày nhưng không được khuyến khích.

Ai hưởng lợi ?

Ý tưởng lấn biển Cần Giờ ai có lợi :

Các công ty nạo vét có việc làm. Các nhóm nghiên cứu khoa học ăn theo tiền chùa không cần biết hậu quả. Cái xương nhất là lấn biển thì Nhà nước bõ ra 180 triệu USD.Người hưỡng lợi chính và lâu dài là các công ty du lịch . Các công ty du lịch đều là công ty cổ phần.Thực chất lợi ích lại rơi vào một nhóm người  mà họ đã khéo sử dụng 180 triệu USD ngân sách để chiếm không những cả đất và cả  mặt tiền biển để kinh doanh.

Ai bị thiệt ?

Ai bị thiệt thòi cho ý tưởng lấn biển Cần Giờ : người dân đang làm chủ khu đất có mặt tiền biển thì đau đớn. Họ bị cướp trắng mặt tiền biển của mình.

Tại sao các Công ty du lịch không hợp tác với dân để xây dựng khu đô thị mới?

Họ có thể trả một phần tiền cho dân để sinh sống và một phần là sở hữu của dân để lại công ty và dân được hưởng cổ tức từ phần để lại đó theo sự phát triển của các công ty du lịch. Với phương pháp này vốn đầu tư rất thấp, các doanh nghiệp du lịch tự vay mà kinh doanh.Nhưng với giải pháp này thì lợi nhuận của các Công ty du lịch không nhiều vì phải chia cho dân và hơn nữa “không xài được ”  số tiền 180 triệu USD tiền  chùa.

Giải pháp nào là hợp lý ?

Tại sao không sử dụng 180 triệu USD tiền ngân sách  để xây dựng cầu Bình Khánh và nâng cấp đường từ Nhà Bè đi Cần Giờ ? Còn hệ thống hạ tầng du lịch của Công ty nào thì  Công ty du lịch đó tự vay vốn mà kinh doanh.Vấn đề giản dị mà sao lại được vẽ vời trở nên phức tạp làm mất lòng dân!Lảnh đạo Đảng và Chính quyền Tp Hồ Chí Minh có biết sự việc này không ?

KS Doãn Mạnh Dũng