ĐÃ ĐẾN LÚC VIÊT NAM NÊN CÓ BỘ NĂNG LƯỢNG ?- Hồ Minh Châu
Riêng Singapore có Cơ quan Quản lý Thị trường Năng lượng (Energy Market Authority) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (Ministry of Trade and Industry) – có nghĩa là nước này chưa có cấp Bộ về năng lượng và khá giống Việt Nam: chức năng về năng lượng trực thuộc Bộ Công thương của Việt Nam. Điểm khác biệt lớn là Singapore lại là nước không có trữ lượng lớn về dầu thô, nguồn khí đốt, và than đá như Việt Nam.
Còn các nước có GDP cao nhất thế giới thì sao? Hãy thử xem cách tổ chức về năng lượng của 3 nước có GDP cao nhất hiện nay: Trung Quốc, Mỹ, và Ấn Độ *.
Ấn Độ có đến 2 bộ chịu trách nhiệm về năng lượng: Bộ Điện lực (Ministry of Power), và Bộ Năng lượng Mới và Năng lượng Tái tạo (Ministry of New and Renewable Energy). Bộ Điện lực có trách nhiệm giám sát sản xuất điện và phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả sản xuất, truyền tải phân phối, cũng như các dự án bảo trì. Ấn Độ phải đối mặt với thách thức trong việc cung cấp điện và thường không thể đáp ứng nhu cầu ở các thành phố lớn. Bộ Điện lực đóng vai trò như một cầu nối giữa chính phủ trung ương và cơ sở điện lực địa phương, cũng như với khu vực tư nhân. Bộ Điện lực cũng giám sát các dự án điện khí hóa nông thôn. Mặt khác, Bộ Năng lượng Mới và Năng lượng Tái tạo là một bộ thuộc nội các của chính phủ Ấn Độ, chịu trách nhiệm triển khai năng lượng mới và năng lượng tái tạo để bổ sung nhu cầu năng lượng của Ấn Độ, chủ yếu qua việc nghiên cứu và phát triển, bảo vệ sở hữu trí tuệ và hợp tác quốc tế, xúc tiến và phối hợp các nguồn năng lượng như năng lượng gió,thủy điện nhỏ, khí sinh học (biogas), và năng lượng mặt trời.
Mỹ có Bộ Năng lượng (Dapartment of Energy) là một bộ thuộc nội các của chính phủ Mỹ. Bộ này chịu trách nhiệm về chính sách liên quan đến năng lượng, giám sát an toàn trong việc xử lý nguyên liệu hạt nhân, kể cả chương trình vũ khí hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân sản xuất cho Hải quân Mỹ, bảo tồn năng lượng, nghiên cứu năng lượng liên quan, xử lý chất thải phóng xạ, và sản xuất năng lượng trong nước.
Trung Quốc có Ủy ban Năng lượng Quốc gia (National Energy Commission) để điều phối các chính sách năng lượng chung. Ủy ban này bao gồm 23 thành viên từ các cơ quan khác như môi trường, tài chính, ngân hàng trung ương, và từ Ủy ban Phát triển Cải cách Quốc gia. Mục đích của Ủy ban Năng lượng Quốc gia là để soạn thảo một chiến lược phát triển năng lượng mới, đánh giá an ninh năng lượng
Hồ Minh Châu