Đà Nẵng là trung tâm kinh tế biển miền Trung ?

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế biển miền Trung ?
Để hình thành trung tâm kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, có một nguyên lý chung :Đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn, đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi.
Hội An xưa là trung tâm kinh tế miền Trung Việt Nam , nhưng khi cảng bị bồi lấp thì Hội An trở thành di tích khảo cổ.
Trong hệ thống giao thông thì giao thông biển mang tính quyết định. Trong hệ thống cảng biển hiện nay, các tàu đều có xu hướng tăng dần độ sâu. Các cảng không có độ sâu thích hợp thì trở thành cảng vệ tinh cho cảng nước sâu. 
Tàu công-ten-nơ CMA CGM Marco Polo , bắt đầu đưa vào khai thác từ 11/2012 . Tàu đóng tại  nhà máy Nam Hàn (DSME -Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering) chở được 16.020 công-ten-nơ, mang cờ Anh, dài 396m, rộng 54m, mớn nước sâu 16m, độ sâu luồng và cầu cảng  ít nhất 18,4m.
 
 
Tàu công-ten-nơ lớn nhất thế giới 11-2012 là CMA CGM Marco Polo  
 
 
Tuyến đường khai thác của tàu CMA CGM Marco Polo 
 
Theo trang web cảng Đà Nẵng : “Cảng Tiên sa là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12m nước,” Như vậy với độ sâu -12m , cảng đã không còn là cảng nước sâu với thị trường hôm nay phải cần luồng và cảng có độ sâu -18,4m.
Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, chỉ có 3 vịnh có độ sâu tự nhiên tốt nhất : vịnh Vân Phong sâu -30m, vịnh Cam Ranh sâu -20m, vịnh Vũng Rô sâu -19m. Còn vịnh Sơn Dương ở Hà Tỉnh cần làm thêm đê chắn sóng phía bắc từ hòn Sơn Dương đến Mũi Ròn ( mũi Vũng Áng) mới có độ sâu khoãng 19m đến 20m. 
 
 
Cảng Đà Nẵng nguy hiểm khi gặp bão.
 
Tàu Thành An 27 bị đưa lên bờ trong vịnh Đà Nãng,tại đường Nguyễn Tất Thành ngày 23/10/2009.
 
Cảng Đà nãng hiện tại vừa cạn vừa không kín gió. Trong sự so sánh lợi thế tự nhiên về cảng biển, vị trí Trung tâm kinh tế biển miền Trung của Đà nẵng là khó có thể thực hiện. Để thực hiện bằng được Nghị quyết trên, con người cần những khoãn tiền rất lớn để có một hệ thống cảng biển tốt hơn ở Đà Nẵng. 
KS Doãn Mạnh Dũng