Bài học cảng nước sâu Lạch Huyện : Đối thoại trong học thuật là giải pháp tối ưu trong thẩm định các dự án xây dựng đất nước

Trong học thuật, sự thật cuối cùng mới chỉ ra đúng hay sai chứ không phải là đa số. Xã hội Việt Nam được xây dựng trên nền tảng “Tập trung dân chủ”, nên sự phán quyết thường theo số đông. Nhưng số đông chưa chắc là chân lý. Người dân Việt Nam xưa không biết chữ nhưng vẩn thuộc truyện Kiều của nhà đại trí thức Nguyễn Du. Nhưng khẩu hiệu “Trí, Phú, Địa , Hào đào tận gốc trốc tận rể” được treo ngay quê hương Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà Tỉnh hồi đầu thập niên 1930 vẩn được số đông dân chúng ủng hộ. Vì vậy số đông chưa thể đại diện cho chân lý. Trong tổ chức xây dựng cảng biển cũng vậy, cảng phãi nằm ở vành đai ngoài cũng của thành phố. Khi cảng hình thành do phản ứng tự nhiên của thị trường, người công nhân cảng đều có xu hướng tìm cách sống gần cảng để giảm thời gian đi lại của chính mình. Khi Chính quyền lại chọn theo số đông nguyện vọng của người công nhân cảng làm chiến lược phát triển  thành phố cảng biển thì đó là cái họa không lường. Vì khi hệ thống hậu cần cho cảng như kho tàng, cung ứng kỹ thuật cho tàu biển như thực phẩm, sửa chữa, vật tư…bị đô thị hóa  thì cảng không có lối thoát hàng hóa vào và ra cảng , cũng như tăng nhanh giá dịch vụ của cảng. Vậy cái chết của cảng biển là không xa.

Năm 1996, khi nghiên cứu lũ ĐBSCL, tôi phát hiện bờ biển phía Đông của ĐBSCL có bán nhật triều, còn bờ biển phía Tây có hiện tượng nhật triều. Như vậy pha triều Đông và Tây khác nhau là nền tảng lý thuyết để chuyển lũ từ ĐBSCL ra vịnh Thái Lan. Nhưng bờ biển phía Tây của ĐBSCL dài từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên, vậy đâu là vị trí thoát lũ tốt nhất. Từ đó tôi đã tìm ra quy luật “Hướng của dòng sông khi ra biển ” và chứng minh nên đưa lũ ra vịnh Thái Lan tại Rạch Giá. Các nhà thủy lợi Việt Nam lại chọn cửa ra biển là Hòn đất   nên lũ khó thoát ra biển và phá con lộ 80 từ Hòn đất về Rạch giá.

 

Quy luật “Hướng của dòng sông khi ra biển ” được sử dụng giải thích hiện tượng vỡ đập Hòa Duân và tôi đã giới thiệu ở diển đàn “ASEAN Engineering Cooperation for The development of the New Millennium” với bài viết “What solutions to the Hoa Duan isthmus” ở trang 637 trong tập kỹ yếu vào 12/2000 tại Hà Nội.

Quy luật “Hướng dòng sông ra biển ” được sử dụng để chứng minh không thể xây dựng cảng nước sâu Kỳ  Hà- Quảng Nam từ cuối thập niên 1990 theo đề xuất của một vị Giáo sư  Việt kiều, tốt nghiệp tại Pháp  và thực tiển đã đúng như lý thuyết.

Quy luật “Hướng của dòng sông khi ra biển ” được sử dụng viết bài Cảng Lạch Huyện sẽ cùng số phận cảng nước sâub Đình Vũ”Đình Vũ !từ năm 2013.

Khi thẩm định dự án cảng nước sâu Lạch Huyện, giới học thuật Việt Nam và thế giới  đã không biết lý thuyết này và hậu quả cảng Lạch Huyện đang đối mặt với khó khăn không lường.

Tôi đề nghị Nhà nước nên có Hội đồng khoa học thẩm định lý thuyết trên. Nếu thừa nhận thì nên đưa vào giảng dạy để tránh sai lầm khi thẩm định các dự án liên quan đến bờ biển. Vì hiện tượng này khá phổ biến ở bờ biển Việt Nam.

Việc chờ đợi sự thừa nhận lý thuyết “Hướng của dòng sông khi ra biển ” còn cần rất nhiều thời gian vì quá nhiều cửa thủ tục tại Việt Nam, vì vậy các sinh viên ngành Thủy lợi và Môi trường biển cần chủ động tự nghiên cứu, tự ứng dụng để tránh bước vào các vết xe đổ như việc đào kênh T5 và dự án cảng nước sâu Lạch Huyện. Tác giả sẵn sàng giải trình lý thuyết trên với các nhà khoa học trong và ngoài nước.

KS Doãn Mạnh Dũng