Bước nhảy vọt về năng lượng nguyên tử của Nga tại Việt Nam.S. Balmasov

 

Theo thông tin trên tờ Nikkei, một tờ báo kinh tế có ảnh hưởng tại Nhật Bản, thì EVN đã trình Chính phủ công văn đề nghị Tập đoàn Rosatom của Nga xây dựng nhà máy điện nguyên tử (AES). Không hề có hoài nghi nào là ứng cử viên Nga sẽ được Chính phủ VN chọn. Điều này đã được xác nhận bởi một số nguồn tin của Nga và hàng loạt các hãng truyền thông nước ngoài.

Tạm thời, thì thông tin trên chỉ liên quan đến việc xây dựng hai lò phản ứng với công suất của mỗi lò là 1 MW và tổng chi phí đầu tư là 2,7 triệu USD. Còn về tổng thể, với chương trình điện nguyên tử quốc gia, Hà Nội dự kiến xây dựng 2 AES. Mỗi nhà máy có 4 lò phản ứng và tổng chi phí đầu tư là 10,8 tỷ USD.

Xin lưu ý  rằng, khả năng phối hợp xây dựng AES tại Việt Nam đã được các chuyên gia Liên xô đề cập đến từ thập niên 1980. Khi đó, đã xác định được 2 vị trí xây dựng tại Trung Bộ. Thế nhưng Liên Xô đã sụp đổ và cho đến gần đây, những dự án này đã không được nhắc đến.

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm ngoái, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Ngoại trưởng S. Lavrov đã ký bị vong lục về hợp tác giữ Rosatom với Bộ Khoa hoc-Công nghệ Việt Nam. Sau đó ít lâu, Tổng giám đốc P. Sedrovitsky đã tuyên bố là Rosatom, tập đoàn nhà nước của Nga, đã sẵn sàng tham gia đấu thầu xây dựng AES của Việt Nam.

Có bốn đối thủ chính tham gia đấu thầu là Trung Quốc, Nga, Pháp và Nhật bản, trong đó nổi bật hơn cả là hai đối thủ sau cùng. Bởi lẽ, theo ý kiến chung của các chuyên gia thì về trình độ sử dụng nguyên tử phục vụ các mục đích hoà bình thì Pháp chỉ đứng sau Mỹ. Còn Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Thế nhưng Nga đã thắng và nhận được gói thầu nhiều tỷ USD.

Tiện thể, xin nói thêm, là Toshiba và các đối tác của mình về năng lượng đã được Thủ tướng Iukio Hatoyama ủng hộ. Cụ thể là, vào tháng 12/2009 ông đã đích thân đề nghị TTg Nguyễn Tấn Dũng “quan tâm đến lợi ích của Tokyo trong đề án này” và để cũng cố thêm đề nghị của mình, ông đã đưa ra những đề xuất cụ thể và có lợi. Tuy nhiên – những cố gắng như trên đã tỏ ra là không hữu hiệu.

Còn về Pháp, thì hiệp ước đã ký với Việt Nam vào năm 2009 về hợp tác trong lãnh vực năng lượng nguyên tử, mà các chuyên gia xem là nhân tố mang tính áp đảo, hoá ra cũng không giúp được gì nhiều.

Đọc thêm: Непобедимый Вьетнам, или китайские черепа из джунглей

Vậy thì bằng cách nào Rosatom đã vượt qua các đối thủ? Chuyên gia V. Bаzlоv, người đã sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam,  đã trình bày cho “Pravda.Rу” những nguyên nhân sau.

“Trước hết, không thể không tính đến những quan hệ truyền thống giữa Hà Nội và Moskva. Thứ hai, người Việt – không phải là một dân tộc dễ dàng quên lãng những gì tốt đẹp. Họ nhớ rất rất rõ vai trò của Moskva trước hết là trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau đó là chống Mỹ rồi Trung Quốc. Thứ ba, không kém phần quan trọng, đó là các công ty Nga tại đây đã đưa ra được những sản phẩm cạnh tranh về giá và chất lượng. Và thứ tư, là quan hệ đối tác về công nghệ quốc phòng giữa hai nước đang phát triển tích cực – Nga vẫn giữ được vị thế là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam”.

Cuối cùng, V. Bazlov kết luận: “Những điều như vậy đã tạo ra nền tảng cho sự hợp tác trong các lãnh vực khác, trong đó có lãnh vực năng lượng”.

Thông tin của V. Bazlov được minh hoạ đầy đủ bởi các kết quả đã thu được trong chuyến thăm nước Nga vào hồi tháng 12 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chuyến thăm đó đã được đánh dấu bằng những hiệp định hợp tác có lợi cho cả hai bên. Trong đó, cần kể đến bị vong lục thể hiện sự cảm thông lẫn nhau giữa Rosatom và EVN. Tổng thống Liên Bang Nga D. Medvedev đã tuyên bố về ý định cùng với Hà Nội xây dựng “những dự án lớn mới”. Theo ông, thì động lực phát triển của các quan hệ kinh tế song phương đã góp phần tạo ra nhu cầu đó.

Đáng chú ý là, để trả lời ý kiến phản hồi mang tính bảo thủ của các chuyên gia quốc tế rằng “Việt Nam không có nhân lực đủ trình độ vận hành những thiết bị kỹ thuật phức tạp như AES” thì cả hai bên đang thảo luận về những điều kiện mà nước Nga sẽ hỗ trợ để đào tạo chuyên gia năng lượng cho Việt Nam.

Một điều mà  nhiều người quan tâm đó là: Tại sao Việt Nam cần đến AES?  Vấn đề là ở chỗ năng lượng của nước này chủ yếu dựa vào thuỷ điện. Thế nhưng do mùa khô kéo dài nên mức nước trong các hồ chứa nước hạ thấp đến mức tai hoạ và vì vậy việc phát điện bị ảnh hưởng. Trong khi đó, rõ ràng rằng AES không bị ảnh hưởng bởi sự đỏng đảnh của thời tiết.

Và nguyên nhân thứ hai là, theo các chuyên gia thì “Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt đến mức mà mỗi năm cần sản xuất thêm 15% điện năng. Năng lượng hạt nhân đủ năng lực thoả mãn yêu cầu đó”.

Việc xây dựng AES sẽ được bắt đầu vào năm 2014 tại Miền Trung Việt Nam và lò phản ứng đầu tiên sẽ bước vào hoạt động trong năm 2020.

10.02.2010 00:10 , http://www.pravda.ru/world/asia/southasia/10-02-2010/1011876-rosatom-0/#

(Theo Pravda. Ru)