Viện Chiến lược & Phát triển GTVT đã đặt viên gạch pháp lý đầu tiên cho cảng Vân Phong

Dự án cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong còn nhiều thử thách khắc nghiệt và cũng nhiều cơ hội mới. Dù chậm nhưng ngày đông thổ cũng là ngày đáng nhớ trong ngành hàng hải Việt Nam nói riêng và trong GTVT Việt Nam nói chung. Trong ngày vui này, tôi xin có lời tri ân đến các anh chị  Nguyễn Quang Báu , chị Đòan Thị Phin, anh Quý Hùng, anh Nguyễn Văn Hiến cùng các anh chị trong Viện Chiến lược & Phát triển GTVT về cảng Vân Phong.Những ngày xa xưa đó các anh chị đã làm việc hết mình vì đất nước với tấm lòng trong sáng không quản cuộc sống cá nhân và gia đình gặp nhiều khó khăn.

Nhân dịp này tôi xin sao lại Biên bản Hội nghị khoa học tại Viện Chiến lược & Phát triển GTVT về cảng Vân Phong vào ngày 20/6/1997. Báo cáo này được thực hiện  sau khi dự án được công bố tại Nha Trang ngày 2/6/1997.  

Bắt đầu trích “

Biên bản Hội nghị khoa học

Đề án “Cảng Văn Phong-cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương-

 Một Trung tâm trung chuyển container”

1.Nội dung báo cáo :

Ông Doãn Mạnh Dũng báo cáo đề án “Cảng Văn Phong-cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Một Trung tâm trung chuyển container” do ông nghiên cứu đề xuất và được hòan thành từ nguồn tài chính cá nhân.

2.Thời gian và địa điểm:

Hội nghị tiến hành từ 1330h ngày 20/6/1997 tại  Viện Chiến lược & Phát triển GTVT.

3.Chủ tọa :

Đồng chí Nguyễn Quang Báu -PTS- Viện trưởng Viện Chiến lược & Phát triển GTVT  

4.Thành phần hội nghị gồm :

Đông chí Đòan Thị Phin -PTS –Phó Viện Trưởng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Chiến lược & Phát triển GTVT.

Tòan thể các thành viên Hội đồng khoa học Viện.

Các đồng chí Tiến sĩ, Phó Tiến Sĩ , Chuyên viên … trong Viện có liên quan và quan tâm đến vấn đề cảng Văn Phong.

 5.Nội dung Hội nghị :

5.1 Ông Doãn Mạnh Dũng báo cáo kết quả ban đầu về  “Cảng Văn Phong-cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Một Trung tâm trung chuyển container”

5.2 Phần đóng góp ý kiến của Hội nghị :

Hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao những ý kiến đề xuất của ông Doãn Mạnh Dũng về cảng Văn Phong, đặc biệt là những ý kiến của tác giả xung quanh vấn đề liên quan đến cảng, đồng thời dự án lại được nghiên cứu bằng nguồn tài chính cá nhân.

Vấn đề cảng Văn Phong đã được Viện và một số cơ quan trong Bộ GTVT nghiên cứu những năm trước đây song mới chỉ dừng ở mức sơ bộ. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đang tiến lên hiện đại hóa, công nghiệp hóa cần phải được cập nhật, nghiên cứu sâu hơn nữa. Vì vậy việc đề xuất dự án cảng Văn Phong của ông Dũng là hòan tòan đúng lúc , kịp thời trùng với suy nghĩ của Viện.

Nội dung báo cáo dừng ở mức đề xuất vị trí , song đã phân tích được khía cạnh tàu container có mớn nước từ 15-21m , cạnh tranh trong cơ chế thị trường khu vực và thế giởitong tương lai gần trén tuyến Âu –Á và Mỹ Á.

Tác giả đã phân tích khả năng tiếp nhận của các cảng trung chuyển gần Việt Nam như Singapore, Hồng Kông … để so sánh luận cứ.

Đối với cảng Văn Phong, tác đề cập được nhiều vấn đề có liên quan đến phát triển cảng cũng như địa lý, địa chất, vùng nước, thủy triều, gió, bão, cung ứng vật tư, nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm… Đồng thời cũng nêu được chiến lược phát triển GTVT khu vực và Việt Nam.

Về giải pháp để hình thành cảng: do mới chỉ là đề xuất ban đầu nên cần phải được tập thể các nhà chuyên môn sâu về công trình, kinh tế… nghiên cứu tiếp và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hình thành cảng Văn Phong, vấn đề này hội nghị cho rằng cần được tiếp tục trong thời gian tới.

Về đánh giá hiệu quả kinh tế , xã hội : phần này sẽ đwojc nghiên cứu kỹ trong các bước sau nhằm lượng hóa, soa sánh với du lịch, đánh bắt hải sản v.v .. để có độ tin cậy cao hơn nữa.

Đồng chí Viện trưởng đã phát biểu hoan nghênh dự ánvà đề nghị tác giả hoàn chỉnh thêm một số vấn đề như đã nếu ở trên, đồng thơiừ Viện sẽ thành lập một tổ gồm các chuyên gia xây dựng cảng, kinh tế, dự báo, quy hoạch… trong thời gian tới để nghiên cứu đề án này cho hòan chỉnh.

                                                                                              Hà Nội, ngày 20-6-1997

                                                                                                    Phó Viện Trưởng

                                                                                                  PTS. Đoàn Thị Phin    

Hết trích dẩn.

Ghi chú: Ban đầu chúng tôi gọi là vịnh Văn Phong, sau tỉnh Khánh Hòa đề nghị chỉnh lại là Vân Phong