Để phát triển kinh tế biển bền vững,Việt Nam nên tập trung nguồn lực cho điện hải lưu và điều chỉnh lại một số dự án ở miền Nam.
Từ năm 1980, ông Waterman, người Hà Lan đã viết cuốn sách “Building with nature” có nghĩa là “Xây dựng theo tự nhiên”. Quan điểm đó ngày càng được thế giới quan tâm và phát triển.
Việc phát triển kinh tế biển bền vũng cho Việt Nam nói chung và cho các vùng kinh tế trong điểm miền Nam nói riêng đều chịu tác động chi phối bỡi những quy luật thiên nhiên đặc thù như sau :
Bờ biển Đông Việt Nam nằm ở bờ Tây của đại dương, trái đất quay từ Tây sang Đông nên bờ biển Đông Việt Nam rất khác với bờ biển của các nước châu Âu.
Bờ biển Đông Việt Nam xa Bắc cực nên khác nhiều với bờ biển Nhật hay Trung Quốc gần Cực Bắc. Tốc độ quay của trái đất không đổi, trái đất tròn nên tốc độ dài của vật di chuyển theo quán tính của trái đất thay đổi theo bán kính của trái đất.
Singapore quá gần Xích đạo nên sự chênh lệnh nhiệt ít vì vậy dòng hoàn lưu tầng đáy không rõ ràng.
Từ phân tích trên, việc sử dụng kinh nghiệm bối lấp bờ biển của Châu Âu, Nhật, Trung Quốc và Xingpore vào Việt Nam là cần hết sức cân nhắc.
Đất nước Việt Nam có dảy Trường Sơn chạy dọc từ Bắc xuống Nam đã góp phần che chắn gió Tây Nam nên gió Tây Nam ít tác động đến vùng nước biển tầng mặt, khu vực sát bờ biển miền Trung.
Những yếu tố trên tạo ra sự bồi lấp đặc biệt ở bờ biển miền Trung Việt Nam và ảnh hưởng đến toàn bộ bờ biển Nam Bộ.
Nhờ bố cục bờ biển của Nhật và Trung Quốc khi tiến về Xích đạo đã lệch dần về hướng Tây. Yếu tố này đã giúp dòng hải lưu tầng đáy hình thành do sự chênh lệch nhiệt giữa Cực và Xích đạo , tồn tại 365 ngày trong năm ở bờ biển miền Trung theo hướng ổn định: Bắc-Nam.
Gió mùa Đông Bắc đã tạo ra dòng hải lưu tầng mặt dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam có hướng Bắc-Nam trong thời gian 9 tháng/năm. Một dòng chảy ngang 1 m, sâu 1 m với tốc độ 1m/s có nguồn năng lượng 4900 W, tương đương với lao động của 49 người. Sự cộng hưởng dòng hải lưu tầng đáy và tầng mặt với độ dài 1000 km từ Hòn La -Quảng Bình đến mũi Kê GÀ – Bình Thuận, có chiều rộng 24 km tại cửa sông Gianh , gần bờ, vùng nước nông, hướng dòng ổn định là một nguồn tài nguyên sạch và vô cùng lớn của Việt Nam.
Quan trọng hơn, chúng tôi – người Việt Nam- đã tìm ra công nghệ mới mà chúng tôi tự tin rằng đó là công nghệ tối ưu để chuyển đổi nguồn động năng dòng hải lưu thành điện năng với giá thảnh rẽ. Trống quay với công nghệ mới này được tác giả đặc tên là “Doan blade ” ( cánh quạt họ Doãn). Đó là một cặp trống hình trụ, mỗi trống được che 1/2 hình trụ, có bố trí rỗng bên trong để lực Ac-si-met nâng trống thành con quay trong nước. Với công nghệ mới này chúng ta có thể lấy gần như toàn bộ năng lượng của dòng chảy theo chiều sâu và chiều ngang với tổn thất phụ là ít nhất.Máy phát điện lại đặt trên mặt nước nên giá thành có xu hướng cạnh tranh tốt với các loại hình phát điện bằng các nguồn năng lượng khác.
Chương trình điện hải lưu đã hoàn thành mô hình tại phòng thí nghiệm và đang giai đoạn chế tạo đưa ra tự nhiên.
2- Cảng Thị Vãi- Cái Mép
Trong tương quan giữa vốn đầu tư và mớn nước tự nhiên, ta thấy khi mớn nước tăng ngang theo trục hoành thì vốn đầu tư tăng theo trục tung có hình Parabol. Mớn nước tại cửa Gảnh ráy là -9,5m và sử dụng thủy triều thêm khoảng 4m. Việc tạo độ sâu ổn định tại cửa vịnh Gành Ráy để đáp ứng nhu cầu mớn nước cảng trung chuyển công-ten-nơ đang có xu hướng ngày càng tăng là vô cùng khó khăn và cần chi phí cực lớn. Từ đầu thập niên 1990, giới hàng hải London đã cho rằng giới hạn tăng mớn nước cho tàu công-ten- nơ có thể đạt đến -21 m.
Đó là giới hạn không thể phát triển “Cảng Trung chuyển quốc tế tại Thị Vãi – Cái Mép”
Kiến nghị nên xác định cảng Thị Vãi- Cái mép là cảng vệ tinh cho Singapore hoặc Hồng Kong hoặc cho Vân Phong.
3- Nên cân nhắc lại chiến lược sử dụng luồng sông Soài Rạp
Tư duy của người Pháp khi hoạch định cảng Sài Gòn và Hải Phòng :
Cảng nằm trên dòng sông chính. Đường vào cảng là cửa phụ và dòng phụ. Nay
chúng ta đang làm ngược lại.
Luồng Soài Rạp không thể phát triển vì các lý do sau :
Giảm lưu lượng nước sông Lòng Tàu, gây cạn luồng tự nhiên sông Lòng Tàu.
Tăng trạng thái ngập do mưa và thủy triều tại Tp HCM.
Chi phí khắc phục bãi cạn nơi giao nhau giữa sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp là vô cùng lớn.
Cần có giải pháp ổn định cửa luồng Soài Rạp khu vực phao số 0
Kiến nghị :
Nên xác định luồng sông Lòng tàu là luồng hàng hải chính cho Tp HCM .
4- Nên cân nhắc lại chiến lược lấn biển Cần Giờ.
+ Việc lần biển Cần Giờ là không hợp với quy luật tự nhiên như hiện tượng lấn biển tại Ninh Bình và Rạch Giá..
+ Khu đô thị mới buộc phải xây dựng bãi tắm hoàn toàn nhân tạo trong các khu đô thị mới.
Kiến nghị : Nên xây dựng bãi tắm biển nhân tạo tại Cần Giờ theo mô hình đê bao bằng vãi địa kỹ thuật.
5-Cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL
Chúng tôi đã bảo vệ thành công Cảng Trần Đề, cảng cửa ngõ cho ĐBSCL tại Bộ GTVT. Nhưng không được triển khai.
6- Cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo tại Bình Khánh- Cần Giờ- Tp HCM
Việt Nam đã xuất khẩu gạo từ cuối thập niên 1980 nhưng đến nay vẩn chưa có cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo.
Kiến nghị : Nên xây dựng cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo tại xã Bình Khánh –huyện Cần Giờ và tại cảng cửa ngõ Trần Đề. Cả hai vị trí trên đều đáp ứng nhu cầu hình thành hệ thống tổng kho trữ thóc và xuất gạo với tàu 3 vạn tấn, tiếp nhận gạo bằng hệ thống xà lan sông là loại hình vận tải tối ưu của ĐBSCL.
Các vấn đề trên đều có giải pháp chi tiết.Chúng tôi mong muốn có cơ hội giới thiệu chi tiết với những ai quan tâm. Kèm theo là tài liệu chi tiết về Điện hải lưu.