Không nên xé nát Tài nguyên cảng biển tại Vịnh Vân Phong ? KS Doãn Mạnh Dũng
Đất nước được mở cửa từ đầu thập niên 1990. Nền kinh tế thị trường đã dạy chúng ta rằng , mọi kinh doanh đều phải dựa vào ba thứ Tài nguyên : Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với Tài nguyên trước. Sử dụng hiệu quả Tài nguyên thiên nhiên là một chiến lược mang tính quyết định tốc độ phát triển kinh tế của đất nước nhất là với một nước nghèo như Việt Nam. Một vùng địa lý có nhiều nguồn Tài nguyên, nhưng sử dụng Tài nguyên nào là một bài toán khó khăn cho giới tinh hoa của đất nước. Điều đó cần đến Tài nguyên trí tuệ.
Trong tổ chức xây dựng cảng biển, quan điểm này lại vô cùng quan trọng. Gần đây, các nhà máy lọc dầu Việt Nam cho rằng giá thành vận chuyển dầu thô đến cảng cao nên giá thành phẩm cao. Nếu dầu từ Trung Đông đưa về Việt Nam bằng tàu 300.000 Tấn – 400.000 Tấn thì chắc chắn giá sẽ rất rẽ so với tàu 150.000 Tấn.
Chúng ta từng biết Hội An ở Quảng Nam là một cảng biển. Nhưng khi chúng bị bồi lấp thì Hội An tất yếu thành một viện bảo tàng. Chi phí nạo vét cảng biển luôn luôn là đường cong tăng nhanh theo dạng Parabol ở trục Y và mớn nước theo trục ngang X.
Sách dạy cho sinh viên ở các trường Đại học ở Trung Quốc viết :
“Trong nhiều thành phố cảng, từ lâu nay, về sử dụng tuyến bờ, tồn tại nhiều hiện tượng bất hợp lý và mâu thuẩn. Một mặt có các nguyên nhân hình thành trong lịch sử, mặt khác do thiếu quy hoạch toàn diện đối với tuyến bờ, sử dụng không họp lý gây nên. Do đó trong quy hoạch tuyến bờ cần tuân thủ nguyên tắc “ nước sâu dùng sâu, nước nông dùng nông, tránh ảnh hưởng lẩn nhau”. Tuyến bờ nước sâu là tài nguyên quý giá của quốc gia, cần nước sâu “dùng sâu”, bờ biển nước sâu tạm thời chưa sử dụng giữ để sau sử dụng, nếu đem “ dùng nông” sẽ gây nên lãng phí tuyến bờ nước sâu “
(Trang 270 – Quy hoạch đầu mối giao thông đô thị – NXB Xây dựng 1997- Đại học Đồng Tế, Học viện xây dựng công trình Trùng Khánh, Học viện công nghiệp vật liệu xây dựng Vũ Hán)
Từ thập niên 1980, sách ở Việt Nam cũng chỉ rõ kinh nghiệm của các nước châu Âu mô ta chi phí nạo vét và độ sâu như hình sau :
Ngày 1/6/1997, tư duy xây dựng cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong được để xuất tại Hội nghị Quy hoạch du lịch Vân Phong – Đại Lãnh ở khách sạn Hải Yến- Nha Trang- Khánh Hòa , nhằm chia lại thị trường cảng Hồng Kông và Singapore.
Để chống tại ý tưởng trên, ở Hồng Kông người ta kêu gọi gìn giữ môi trường vịnh Vân Phong. Ở Singapore, mấy người Cu Ba kêu gọi dùng vịnh Vân Phong cho du lịch. Một quốc gia chọn du lịch làm nguồn kinh tế mũi nhọn, quốc gia đó tất yếu là một quốc gia phụ thuộc.Vì nguồn thu nhập phụ thuộc khách du lịch. Ngành du lịch chỉ giúp vượt những lúc khó khăn khi khởi nghiệp. Còn muốn trở thành một quốc gia có thể sánh vai với các cường quốc năm Châu, bốn biển thì phải có những nền công nghiệp cốt lõi vượt trội. Ucraina nhờ có công nghiệp vượt trội – từng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới- nên khi đối mặt với chiến tranh xâm lược, họ nhanh chóng tiếp nhận công nghệ mới và biết sử dụng các loại công cụ từ máy bay, ca nô không người lái đến pháo tự hành bắn bằng định vị vệ tinh, các loại vũ khí cầm tay hiện đại để bảo vệ đất nước. Đài Loan tuy là một vùng đất nhỏ bé nhưng sản xuất 70% chíp điện tử cho toàn thế giới.Nhờ vậy cả thế giới luôn luôn mong Đài Loan hòa bình để có chíp điện tử sử dụng. Đó là tấm gương lớn của phương Đông. Cuối thập niên 2000, người Hàn Quốc muốn xây dựng nhà máy thép tại vịnh Vân Phong.
Nhưng có lẽ độc hại và thâm thúy nhất là ý tưởng chia vịnh Vân Phong thành Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong. Bắc Vân Phong làm kinh doanh bất động sản, còn Nam vịnh Vân Phong làm cảng.Vùng nước trong một cảng biển bị xé nát thì khát vọng về một cảng Trung chuyển công-ten-nơ tại vịnh Vân Phong cũng chỉ là một giấc mơ.
Năm 2003, trong một cuộc họp giải trình của Cục Hàng Hải Việt Nam với Ban kinh tế Trung Ương về Tài nguyên vịnh Vân Phong, ông Trương Tấn Sang khí đó là Trưởng ban hỏi :
- Vì sao Pháp không biết, Mỹ không biết mà đến nay Việt Nam mới đề xuất cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong ?
Có nhiều ý kiến giải trình khác nhau, khi đó tôi xin được phát biểu như sau :
- Pháp rút khỏi Đông Dương 1954, phát minh ra công-ten-nơ năm 1955 tại Mỹ nên Pháp không quan tâm. Mỹ vào Việt Nam đầu thập niên 1960, vùng vịnh Vân Phong là khu vực tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc, nơi đây vắng bóng người , khó đi lại nên ngoài sự hiểu biết của người Mỹ.
Mục tiêu cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong là rõ ràng và không giấu giếm. Điều gì đã ngăn cản khát vọng của người Việt Nam ?
Cùng thời Việt Nam đề xuất cảng Vân Phong năm 1997, Malaysia đề xuất cảng Tangjung Pelepas. Có thời điểm đầu thập niên năm 2000, chinh phủ Malaysia tuyên bố không cấp nước ngọt cho tàu biển đến cảng Singapore mà chỉ cấp nước nếu tàu biển vào cảng Tangjung Pelepas. Cuối cùng cảng Tangjung Pelepas đã thành công và chia sẽ lại thị trường cảng Singapore.
Để một quốc gia suy yếu và phụ thuộc vào nước khác, giải pháp giản đơn là xé nát Tài nguyên thiên nhiên để dân tộc đó chìm đắm trong nghèo đói, tham nhũng và xâu xé lẩn nhau. Một dân tộc mà không dám vượt qua chính mình thì dân tộc đó khó mà bảo vệ độc lập và tự do của đất nước.