Ứng dụng quy luật thủy triều để chọn cửa xả lũ về vịnh Thái Lan

Con người khai thác đất tính từ mực nước thủy triều thấp nhất. Đó còn gọi là đường cơ sở để tính biên giới hải phận quốc gia. Nhưng cao độ của mực nước biển chuẩn tại một điểm là cao độ trung bình của thủy triều tại điểm đó. Chính vì vậy, nơi nào có thủy triều với biên độ càng cao thì nơi đó có sự chênh lệnh càng lớn về cao độ  giữa mực nước biển chuẩn và  vị trí 0 hải đồ.

Điều đó lý giải vì sao dòng sông Mê Kông chảy đến Long Xuyên cách biển Tây Nam  60 Km rồi đổi hướng phải chảy qua 160 Km ra biển Đông. Bản chất khoa học trong chống lũ của ĐBSCL là lợi dụng sự lệnh pha của thủy triều hai bờ biển Đông và Tây. Ta biết lưu lượng gây ra lũ chỉ chiếm 15%. Trạng thái thủy triều phía Đông là bán nhật triều không đều, còn phía Tây là nhật triều không đều. Ta coi thủy triều như một  bơm vô hình đẩy, hút hai lần từ hướng Đông . Thời gian đẩy chiếm một nữa thời gian lũ. Trước nay khi lũ về mà triều cường thì con người bất lực. Nay ta sử dụng sự lệnh pha của thủy triều Đông và Tây để cắt lũ về hướng Tây trong thời gian pha đẩy của thủy triều hướng Đông. Nhưng ở hướng Tây ta nên chọn vị trí nào để xả lũ? Khảo sát thủy triều dọc bờ biển từ Rạch Giá đến Hà Tiên . Ta thấy biên độ thủy triều không thay đổi từ Hà Tiên đến Hòn Đất là 0,9m . Từ Hòn Đất đến Rach Giá biên độ thủy triều tăng rất nhanh và cao nhất vùng sát thị xã Rạch Giá là 1,8m. Điều đó lý giải sự hình thành cửa Sông Cái tại Rạch Giávà việc thóat lũ vùng  bờ biển từ Hà Tiên đến Hòn Đất là rất kém.Vì vậy việc mở các kênh Vỉnh Tế, T2, T3, T4, T5, T6, Tám Ngàn , Luỳnh Quỳnh đến Tri Tôn mang ý nghĩa thủy lợi nhiều hơn thoát lũ.Một lượng nước đáng kể sẽ khó thóat ra biển mà theo kênh Rạch Giá chảy từ Tây  sang Đông để về cửa Rạch Giá. Do đó, việc mở hướng thóat lũ từ Vàm Nao ra Bắc Rạch Giá là hợp lý. Hướng thóat này không chỉ chống lũ cho Tứ giác Long Xuyên mà cho cả Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang. Chúng ta hoàn tòan không lo lắng sông Mê Kông chuyển dòng từ Đông sang Tây . Trạng thái thủy triều là kết quả tác dụng của lực hút và lực ly tâm của Trái đất , lực hấp dẩn của Mặt trời và Mặt trăng lên địa hình tổng thể của cả vùng Nam Á. Thủy triều bờ biển Đông và Tây không thể biến đổi.Dòng Sông Mê Kông vẩn phải đời đời đổ ra biển Đôngở vùng có biên độ thủy triều cao nhất, Điều may mắn cho ĐBSCL là nhờ có bờ biển Tây có thủy triều lệnh pha với biển Đông  đã giúp cho con người tìm ra “chiếc xu páp” vô hình để xả lũ khi lũ lớn và triều cường hướng Đông.

KS Doãn Mạnh Dũng

Bài đã đăng trên báo KHPT Tp HCM số 743 ngày 25/7/1997

Bản giải thích bằng chuyên sâu xin download file kèm theo