Ngày khai luồng kênh Quan Chánh Bố- 20/1/2016
Tôi trả lời ông :
– Để hiểu sự ổn định của luồng kênh Quan Chánh Bố, ta cần hiểu nguyên nhân động của cửa luồng Định An. Dòng hải lưu tầng đáy và tầng mặt theo hướng bắc nam cộng hưởng mạnh nhất về mùa đông. Khi đó lũ ĐBSCL cũng là mùa lũ chính vụ . Do đó dòng bắc nam đẩy luồng Định An dịch chuyển từ bắc xuống nam. Nếu chúng ta thừa nhận nguyên nhân động của luồng Định An như trên thì hiện tượng tại cửa Định An sẽ xuất hiện tại cửa kênh Quan Chánh Bố trong tương lai.
Ông phản biện thêm :
– Vì nhiều đập thủy điện trên sông Mê Kông nên lượng sa bồi ra biển sẽ ít đi ?
Tôi giải thích :
Khi trái đất ấm lên, tốc độ dòng bắc nam lại tăng mạnh hơn và góc xói lỡ thay đổi làm tăng sự xói lỡ bờ biển Đông Việt Nam. Yếu tố này làm tăng lượng sa bồi di chuyển dọc bờ biển Đông Việt Nam theo hướng bắc- nam. Hiện tượng gần đây sự xói lỡ mạnh bờ biển Hội An là dể thấy hơn.
Ông đồng ý với tôi trong nhận thức trên. Sau đó ông hỏi thêm quan điểm của tôi về tuyến đường Tân Vũ – Lạch Huyện. Tôi trả lời như sau :
– Tuyến đường Tân Vũ – Lạch Huyện mà không xây cầu vượt nhằm giảm bớt hệ thống cọc đóng xuống cửa Nam Triệu thì đó là một tai họa vô cùng lớn cho cảng Lạch Huyện. Vì hệ thống cọc đóng xuống cửa Nam Triệu như bức tường chắn sa bồi từ sông Cấm ra cửa Nam Triệu nên lượng sa bồi này sẽ đẩy ngược sang kênh Hà Nam và lấp cửa Lạch Huyện. Dù rằng lượng sa bồi từ thượng nguồn sông Hồng có giảm vì gia tăng các đập thủy điện, nhưng hệ thống đê điều bị định vị cố định mặt cắt ngang hệ thống sông Hồng từ 1000 năm nên cửa Ba lạt bị cạn. Vì vậy hệ thống nước sông Hồng có xu hướng qua sông Đuống về Lục Đầu giang rồi đổ qua lưu vực sông Cấm. Việc đấp đập Đình Vũ từ đầu thập niên 1980, nhưng phải cần đến trên mười năm mới mới thấy những tác động tiêu cực của nó.
Ông Lã Ngọc Khuê cho biết cũng đồng quan điểm trên và ông cũng đã phản ảnh với Bộ GTVT nhưng chẵng ai quan tâm !
Nhớ ngày 24/11/2008 tại 35 Hàn Thuyên Tp HCM, Bộ GTVT và Cục Hàng hải tổ chức Hội thảo “Các giải pháp cho tàu trọng tải lớn vào các cảng trên sông Hậu”khoãng 70 nhà khoa học và chuyên gia tham dự. Tôi được mời đến nhưng Ban tổ chức không cho phát tài liệu. Tôi tuyến bố ra về. Ban tổ chức nhượng bộ cho tôi phát tài liệu.Tôi đăng ký phát biểu bằng mô hình đã chuẩn bị trong máy vi tính. Vị cán bộ có vị trí cao nhất trong Hội nghị là ông Huỳnh Phong Tranh đại diện Ban Tây Nam. Trong Hội nghị phản biện mà chỉ dành nhiều thời gian cho công ty tư vấn giải thích. Một ông Tiến sĩ người An Giang ở Pháp về, giới thiệu kinh nghiệm của nước Pháp. Ông PGS- TS Lê Kế Lâm Chủ tịch Hội Biển Tp HCM phát biểu giới thiệu tòan văn tham luận nghiêm túc của ông.Nhưng rất tiếc, tôi là người gửi thư lên Thủ tướng đề nghị có cuộc họp trên lại không được phát biểu. Ông Huỳnh Phong Tranh đứng lên kết luận :
– Không bàn nữa, làm ngay !
Như vậy, mọi ý kiến phản biện kết thúc. Chúng ta đã thừa nhận đang sống trong thời đại kinh tế trí thức. Nhưng hành động của chúng ta chẵng khác thời xóa nạn mù chữ khi đất nước vừa giành độc lập 1945.
Ông PGS- TS Hoàng Xuân Nhuận là Chủ nhiệm dự án nghiên cứu cửa Định An năm 1990 cũng không được phát biểu. Ra về, ông Nhuận và anh Nguyễn Văn Độ -Hội Biển Tp HCM- cùng tôi đi ăn cơm trưa. Trong bữa ăn trưa tôi giới thiệu ông Nhuận và ông Độ về mô hình nguyên nhân động của luồng Định An.
Nguyên nhân : Trái đất quay từ Tây sang Đông nên bờ biển Việt Nam khác bờ biển nước Pháp. Trái đất tròn nên bán kính trái đất vùng Việt Nam gần Xích đạo rất lớn hơn vùng Liên Xô. Nhiệt phân bổ rất ít chênh lệnh giữa vùng gần Xích Đạo nên đưa kiến thức ở Singapore vào Việt Nam là không ổn. Bờ biển Mississippi của Mỹ cũng tương tự vị trí bờ biển ĐBSCL nhưng tiếp nhận rất ít năng lượng so với bờ biển ĐBSCL vì có bán đảo Florida che chắn dòng hải lưu từ bắc xuống nam. Những khác biệt trên tạo ra hiện tượng đặc biệt sự di động ở cửa luồng Định An.
Sự việc trên tôi kể với anh Năm Châu, người Bến Tre.
Ngày 5/12/2008, anh Năm Châu đưa tôi đi gặp lảnh đạo Cần Thơ gồm ông Tấn Quyên Bí thư ,ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Cần Thơ, và Chánh văn phòng Tỉnh ủy lúc 11:30h để trình bày nguyên nhân động của luồng Định An và hướng nghiên cứu luồng Trần Đề. Ông Tấn Quyên đề nghị đi khảo sát ngay. Ông Thanh Sơn nói chưa bao giờ nghe giải thích một cách logic như hôm nay !
Ngày 6/12/2008, anh Năm Châu đưa tôi đến làm việc với lảnh đạo tỉnh Sóc Trăng lúc 0900h. Tham dự có ông Tư Chiến – Bí thư tỉnh Sóc Trăng, ông Tư Hiệp- Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng và các Ban ngành của tỉnh.Họp xong lúc 1130 h và trở về ngay Tp HCM.
Ngày 13/12/2008 lúc 17:30h anh Năm Châu đưa tôi đến gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Thạch Thị Thanh để trình bày nguyên nhân động luồng Định An và xin nghiên cứu luồng Trần Đề. Thời gian chỉ có khoãng 10 phút nên không thể nói nhiều.
Ông Tư Sang nói ngay :
– Chưa chắc anh đúng.
Tôi đề nghị Nhà nước cho thẩm định !
Mọi việc đang phát triển, rất tiếc anh Năm Châu mất đột ngột ngày 19/2/2010, trước khi mất, anh rất bức xúc và lao lực suy nghĩ về dự án Trần Đề, trách nhiệm của một người con sinh ra ở ĐBSCL.
Sau này, ngày 1/8/2015 và 4/8/2015 tôi lại sử dụng đúng tài liệu đã chuẩn bị cho ngày 24/11/2008 trình bày tại Bộ GTVT. Không có bất cứ nhà khoa học nào có thể bác bõ lập luận của tôi về nguyên nhân động của luồng Định An và tương lai của kênh Quan Chánh Bố sẽ hình thành hiện tượng tương tự luồng Định An hiện nay. Tất nhiên giải pháp cảng cửa ngõ Trần Đề cần vượt qua các bước tiền khả thi và khả thi, nhưng hướng đi là hợp lý.
Hôm nay là ngày đầu tiên của Đại hội XII của những người cộng sản Việt Nam. Tôi nhớ đến anh Hoàng Văn Thụ – người cộng sản mà tôi rất ngưỡng mộ. Trước khi ra pháp trường anh để lại bài thơ “Nhắn bạn” trên tường nhà lao, trong đó có mấy câu :
“Việc nước xưa nay có bại thành,
Miển sao giữ trọn được thanh danh,
Phục thù chí lớn không hề nản,
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành.”
Thơ của ông gửi “Nhắn bạn” mà không “Nhắn đồng đội hay đồng chí ” biểu thị ở ông “Lòng yêu nước” là sức mạnh tinh thần của Hoàng Văn Thụ. Hơn nữa ông còn viết “Việc nước xưa nay có bại thành” là ông tự xác định cuộc đời là dành cho “việc nước” chứ không phải là cho cuộc đấu tranh giai cấp. Hay nói cách khác, ở ông là người yêu nước, chiến đấu vì sự độc lập tự do của đất nước.
Là học sinh miền Nam học ở Hà Nội, không có quê về ăn Tết. Người Hà Nội lại rất kiêng đi lại trong ngày mồng một Tết. Vì vậy năm nào tôi cũng lặng lẽ chọn ngày mồng một Tết lên viếng mộ anh Hoàng Văn Thụ. Nhân ngày khai mạc Đại hội Đảng XII, xin trích đôi câu thơ của anh gửi đến các đại biểu. Mong rằng tinh thần yêu nước và ý chí của Hoàng Văn Thụ sẽ giúp các đại biểu có sức mạnh thóat lệ thuộc vào Trung Quốc, nhờ vậy các dự án tối ưu mới có cơ hội thực hiện. Đó là nền tảng để bảo vệ chủ quyền và lảnh thổ cũng như sớm tránh họa người Việt là nơi cung cấp nội tạng cho quan lại và con buôn Trung Quốc, sớm giúp đất nước hội nhập với nền văn minh của nhân loại. Thực tiển lịch sử đã chỉ ra rằng, khi đã lệ thuộc vào Trung Quốc thì Trung Quốc làm việc gì thì sau đó Việt Nam hay Kam Pu Chia đều phải làm theo.Đó là nguyên nhân của sự tụt hậu và yếu kém của Việt Nam hôm nay.
Hảy vượt qua sự tầm thường để “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành ”
Ks Doãn Mạnh Dũng