Nguyên nhân sạt lỡ các bờ sông ở ĐBSCL.

Với hai vết nứt trên, nhiều khả năng cát đáy sông di chuyển mạnh vào các khe nứt ở tầng đất nền bị mở rộng do quá trình sử dụng các giếng nước ngầm không kiểm soát tại ĐBSCL.
Việc hút cát sử dụng làm vật liệu xây dựng đã làm cát vùng thượng lưu di chuyển xuống hạ lưu để cân bằng lại khu vực cát đã hút.
Việc nạo vét luồng tàu biển ở hạ lưu như cửa Định An hay kênh Quan Chánh Bố , hay luồng Soài Rạp đã làm mất cân bằng tự nhiên và cát tại khu vực thượng lưu di chuyển xuống khu vực luồng cửa biển nên luồng khu vực thượng lưu sâu hơn.
Việc các đập ở thượng lưu xây dựng nhiều đã ngăn phù sa từ thượng lưu di chuyển về hạ lưu.
Có người nói như vậy tàu thuyền vào cảng Cần Thơ thuận lợi ?
Chúng ta cần biết , khó khăn nhất đối với các tàu thuyền vào Cần Thơ là khu vực luồng tiếp giáp với biển. Dù rằng nguồn phù sa từ sông ra ít, nhưng phù sa và cát từ khu vưc bờ biển Đông có xu hướng di chuyển từ bắc xuống nam nên đây là nguyên nhân khó khăn nhất phải sử lý khi tổ chức cảng cho ĐBSCL.
Như vậy hiện tượng sụt lỡ bờ sông ở các dòng chính ĐBSCL có nguyên nhân từ con người trong việc sử dụng nước ngầm, lấy lượng cát quá lớn ở đáy sông, nạo vét luồng ở hạ lưu và làm đập ở thượng lưu.
KS Doãn Mạnh Dũng