Nổi khổ và ước mơ của các nền văn hóa
Đầu tháng 5/2018, tôi đến thăm anh Khôi ở tầng hai, tại chung cư cũ giữa Sài Gòn. Anh Khôi đã bước vào tuổi 89. Tuy già nhưng anh vẩn còn nhanh nhẹn với khuôn mặt thông minh và đôi mắt sắc sảo.Tôi nhắc lại lời anh năm xưa , gọi anh là nhà hiền triết đầu tiên của tôi và cũng hỏi thêm vì sao anh không tìm nhà riêng . Anh nói :
– Biết vậy, nhưng khi trở về Nam tự thấy mình học nhiều và đang làm giám đốc một cảng sông nên phải gương mẩu lo việc chung, vì vậy cuối đời vẩn ở nhà chung cư !
Còn chị Phiên -vợ anh Khôi, kém anh khoãng 20 tuổi- thì nói :
– Hồi đó, nông dân chúng em chỉ mơ ước “Ăn tập thể; Ở tập thể và Mặc đồng phục” .
Anh Nguyễn Duy Cẩn -bạn cùng lớp với anh Khôi -khi sinh thời, kể với tôi rằng , chị Phiên là con gái bà chủ nhà ở Tứ Kỳ, Hải Dương nơi sinh viên sơ tán năm 1967.
Mẹ chị Phiên quý anh Khôi đến mức có lần đã khóa cửa phòng khi chị Phiên có việc bước vào phòng của anh Khôi.
Có lẽ nhờ chiếc khóa đó đã giúp hòa giải hai nền văn hóa ” nổi khổ của anh Khôi và ước mơ của chị Phiên” . Anh chị đã sống hạnh phúc gần 50 năm qua với nhiều con cháu trong căn hộ nhỏ bé, cũ kỹ.
Câu chuyện trên, có lẽ giúp tôi lý giải sự khác biệt quá lớn về nhận thức giữa các thành phần trong xã hội hôm nay. Nổi khổ của nhóm này là ước mơ của nhóm kia và ngược lại.Họ nhầm lẩn giữa mục tiêu và phương tiện. Chuyện văn sĩ Dương Thu Hương bật khóc giữa đường Hàm Nghi khi phát hiện sự tự do của các nhà văn miền Nam cũng không làm ngạc nhiên những người từng ở Sài Gòn ra Bắc. Với người miền Nam có học thức, mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước là mục tiêu xứng đáng để cống hiến cuộc đời của chính mình, còn mọi lý thuyết chỉ là phương tiện.Tiếc rằng lý thuyết mà người Việt đang theo đuổi có hai mặt của nó : rất hữu ích trong chiến tranh nhưng lại là thuốc độc trong hòa bình. Khi một cuộc cách mạng với khẩu hiệu “Trí. phú , địa hào , đào tận gốc, trốc tận rể ” thì chính sách đưa dân đi làm thuê bằng lao động giản đơn cho các nước tất yếu sẽ là mục tiêu của quốc gia. Vì có còn ” trí” đâu mà tìm ra chính sách xây dựng đất nước. Họ không thể tưởng tượng được dân Việt Nam có thể làm giàu ngay trên mảnh đất này. Có lẽ vì vậy nên nhiều người tự hào được đi làm thuê ở nước ngoài kể cả nhóm người được chế độ mới này đào tạo. Và cũng không ngạc nhiên khi có vị đã thành công nhờ thực hiện môi giới đầu tư FDI vào Việt Nam. Có chút tiền công môi giới, ông ta viết nhiều sách bán ngập ở các hiệu sách để dạy về làm người trong một xã hội mới.Có bạn trẻ ngộ nhận là thần tượng, sau này hiểu được thì tự khen rằng may, súy mất tiền mua sách. Hậu quả,ở đất nước này vốn FDI đã chiếm đến 70 %. Hay nói thẵng ra là người Việt trở thành người làm thuê ngay trên đất nước của chính mình. Rõ hơn, người Hàn sang Việt Nam để làm ông bà chủ còn người Việt sang Hàn chỉ để làm o-shin. Đó là nền văn hóa đáng báo động của Việt Nam trong thế kỹ 21.
Hôm nay Quốc hội đang bàn chuyện mở các Đặc khu kinh tế : Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Từng đại biểu, mang đến Quốc hội một nền văn hóa riêng, một nhận thức khác biệt.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội ngày 23/5/2018 : “Luật pháp về chính sách của chúng ta phải thiết kế sao cho chỉ mở cửa cho bạn bè , không rước kẻ cướp vào nhà. Nếu kẻ cướp giả làm bạn tốt thì phải có chế tài”.
Ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa đã phản ảnh cốt lõi sự lo lắng của giới trí thức truyền thống.
Rất tiếc rằng , nổi lo lắng của ông Trương Trọng Nghĩa lại là niềm vui và lợi ích của nhóm khác. Đó là cái họa sừng sững trước mắt và lâu dài cho cả đất nước Việt Nam.
Nhân dịp này tôi cũng muốn kể lại câu chuyện sau :
Năm 2004, tôi là trưởng Ban cơ sở hạ tầng của Cục Hàng hải Việt Nam. Sau khi xây dựng cảng Cái Lân từ vốn ODA của Nhật, chúng tôi chuẩn bị tổ chức đấu thầu khai thác. Lúc đó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh và Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh dẩn anh Từ lên Bộ GTVT gặp Bộ trưởng Đào Đình Bình, yêu cầu giao cảng Cái Lân cho anh Từ khai thác. Lảnh đạo Bộ GTVT đã thực hiện theo yêu cầu của lảnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Sau vài năm giữ vị trí Giám đốc cảng Cái Lân, anh Từ bị bắt và ra Tòa nhận án tù vì lập khống danh sách lương công nhân. Anh Ph – bạn cùng lớp với tôi – cho biết, trong tù, anh Từ nói :
– Ước gì được làm kẻ ăn xin ngoài phố thì vẩn thấy hạnh phúc hơn !
Những người chống đấu thầu và chỉ định anh Từ làm giám đốc cảng Cái lân có lẽ đã nghĩ hưu. Nhưng các chiến hữu của họ lại tiếp tục truyền thống của người đi trước. Do đó , hy vọng ai đó hảy nhớ bài học của anh Từ để tránh khổ nạn một kiếp được làm người.
KS Doãn Mạnh Dũng