Sự hình thành Đồng Bằng Sông Cữu Long

Sự hình thành Đồng Bằng Sông Cữu Long

Lý thuyết thứ nhất : “Hướng của dòng sông chảy ra biển” .
Lý thuyết này chỉ ra sự cao thấp của một khu vực bờ biển. Hai điểm cùng nằm trên một đường bờ biển ở vị trí thấp nhất khi thủy triều ròng, điểm nào có biên độ thủy triều cường cao hơn thì điểm đó sẽ thấp hơn điểm còn lại.
Theo tài liệu trong ngành hàng hải,biên độ thủy triều cường bờ biển Đông là : 3.7 m. Còn biên độ thủy triều cường bờ biển Tây là : 1.8m. ( Hình 1)

Hình 1 : Biên độ thủy triều Đông và Tây Nam Bộ.
Với lý thuyết “Hướng của dòng sông chảy ra biển” ta tính được lưu lượng nước thóat ra bờ biển Đông gấp 3.32 lần nếu ra bờ biển Tây. Điều đó giải thích khi dòng sông Mê Kông đến Long Xuyên – An Giang cách Rạch giá chỉ có 58 km nhưng dòng sông không đổ ra vịnh Thái Lan mà chọn hướng có con đường dài 130 km để chảy ra bờ biển Đông ở cửa Định An và cửa Trần Đề.
Lý thuyết thứ hai : “Đê biển bằng cát ở bờ biển Đông Việt Nam”
Lý thuyết này chỉ ra dòng tầng đáy Bắc Nam từ cực Bắc trái đất đã mang nhiều năng lượng tác động lên bờ biển Đông của ĐBSCL. Nguyên nhân do có sự chênh lệnh nhiệt giữa Cực Bắc trái đất và Xích đạo và chiều tự quay của trái đất từ Tây sang Đông. Với hiện tượng ấm lên của trái đất, hiện tượng này càng xảy ra mạnh hơn.
Với hai lý thuyết trên, tôi giải thích sự hình thành vùng đất ĐBSCL như sau :
Sau kiến tạo của võ trái đất, từ thời hoang sơ, miền Đông Nam Bộ hình thành các dảy núi vùng cực nam dảy Trường Sơn từ núi Bà Đen đến Núi lớn ở mũi Vũng Tàu. Còn phía Tây Nam Bộ hình thành các núi ở vùng Bảy Núi ở Châu Đốc – An Giang và cụm núi đá vôi ở Hà Tiên- Kiên Giang. Hai cụm núi trên Vũng Tàu và Hà Tiên là vùng giới hạn cho khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và sông Đồng Nai.
Vì yếu tố thủy triều phía bờ biển Đông cao hơn bờ biển Tây nên dòng Mê Kông đổ ra biển Đông.
Dòng tầng đáy Bắc Nam di chuyển từ Bắc xuống Nam do sự chênh lệnh nhiệt giữa Bắc Cực và Xích đạo. Vì trái đất tự quay từ Tây sang Đông nên dòng Bắc Nam chịu lực quán tính và thực tế di chuyển từ Đông sang Tây. Tổng hợp véc-tơ của hai chuyển động Bắc Nam và Đông Tây, dòng tầng đáy Bắc Nam có hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

 


Hình 2, Hệ thống giồng cát theo bản đồ của Lê Bá Thảo
Thời hoang sơ, mới hình thành ĐBSCL, cư dân của nền văn hóa Óc Eo phải tựa vào chân các dảy núi cao hay tự nâng cao vài vùng đất lên cao để tồn tại ( Hình 3,Óc Eo – tuyến màu đõ) .

 

Hình 3 : Vị trí xưa của văn hóa Óc Eo 

Màu đõ  : Vị trí ban đầu của văn hóa Óc Eo  phải tựa vào chân các dảy núi cao hay tự nâng cao.

Màu xanh : Vị trí của văn hóa Óc Eo trên các giồng cát sau khi lấn biển.

Sa bồi từ Tân Châu và Châu Đốc đổ ra biển Đông bị dòng tầng đáy Bắc Nam tác động tạo thành các giồng cát cao hình cung có tâm ở hướng Tây của cánh cung.Các giồng cát cao là nơi định cư mới sau khi lấn biển cho cư dân Óc Eo tiến về phía Đông Nam ( Hình 3,Óc Eo -tuyến màu xanh).
Vì dòng tầng đáy Bắc Nam khi đến Vũng Tàu thì bị bờ biển khu vực phía Bắc tạo hướng dòng chảy về phía Đông nên dòng tầng đáy Bắc Nam tại phía Nam Vũng Tàu khó tác động sâu về phía Tây nên đã tạo ra khoãng trũng ở Đồng Tháp Mười và vùng Tây sông Hậu ( Hình 2 theo bản đồ của Lê Bá Thảo).
Dòng tầng đáy Bắc Nam đã làm mũi Cà Mau cong về hướng Tây. Với lý thuyết trên ta thấy các vịnh ở miền Trung có cửa vịnh quay về hướng Bắc đều dể bị bồi lấp nhanh như vịnh Dung Quất, Chân Mây hay Vũng Áng. Chỉ có những vịnh, có cửa vịnh quay về hướng Nam hay Đông Nam mà không có cửa sông lớn đổ vào vịnh thì vịnh sẽ sâu như vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh và Vũng Rô.
Tổng quan diện mạo của ĐBSCL có thể tóm tắt như sau trong tài liệu đăng ký bản quyền của KS Doãn Mạnh Dũng vào ngày 12/7/1996 :
Cao độ trung bình ĐBSCL 0.8m. Vì cao độ ĐBSCL rất thấp, nên khi chuyển lũ, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc sử dụng tốc độ dòng chảy khi chuyển lũ. Vì tốc độ dòng chảy mang bản chất thế năng của dòng chảy.Cao độ trung bình phía Tây ĐBSCL là 1,5m.Cao độ thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Vùng giữa Tứ giác Long xuyên cao +3.0m nhưng vùng ven bờ biển phía Tây cao trung bình +2,0m.

Đặc tính lũ ĐBSCL

Lũ vào ĐBSCL bằng 2 con sông chính : Sông Tiền và Sông Hậu chiếm khoãng 84-92 %.
Chảy tràn qua bên tả ngạn – khu vực Đồng Tháp Mười là 12- 5%.
Chảy tràn qua khu vực hữu ngạn- khu vực Châu Đốc là 4-3%.
Thóat ra phía vịnh Thái Lan khoãng 5%.Thóat ra theo hệ sông Vàm Cỏ ra Soài Rạp 2 % . Như vậy lượng nước gây ra lũ lớn là 9% lượng nước. Cửa sông Soài Rạp có cùng pha với thủy triều ở các cửa sông Hậu và sông Tiền nên việc nâng khả năng thóat lũ ra Soài Rạp là khó khăn và hiệu quả thấp.

Kênh Vĩnh Tế
Theo bản đồ của Việt Nam Cộng Hòa 1965, cửa kênh Vĩnh Tế tại Hà Tiên được ghi chú là “Đầm nước mặn” rộng trên 10 km2. Hiện tượng tồn tại “Đầm nước mặn” tại cửa kênh Vĩnh Tế đã chứng tõ nước ngọt từ Châu Đốc khó thoát ra vịnh Thái Lan bằng cửa kênh Vĩnh Tế. Vì vậy việc đưa lũ ra vịnh Thái Lan cần hết sức cân nhắc vị trí bờ biển. Thiên nhiên đã chỉ bờ biển khu vực Nam Rạch Giá có sông Cái lớn, điều đó nói lên khu vực Rạch Giá thóat nước tốt hơn khu vực Hà Tiên.

Tổng quan về lưu lượng

Mùa lũ trung bình của sông Mê Kông : 10.700 m3 /s.Mùa lũ cao nhất đạt : 53.000 m3/s.Mùa khô chỉ còn 2.000 m3/s.Mực nước lũ cao nhất tại Tân Châu năm 1984 là +4.97m, năm 1987 thấp nhất -0,36 m
Với những số liệu trên, từ năm 1996 tôi hiểu rằng khi nâng khả năng thóat lũ ra biển Tây từ 5% lên 15% thì vấn đề lũ có cơ hội sẽ được giải quyết hợp lý theo nguyên tắc sau : Lũ nhỏ đưa vào ruộng đồng, lũ lớn cắt ra biển Tây bằng hệ thống hồ nối từ trung tâm hồ Đồng Tháp Mười đến Rạch Giá, những hồ này đồng thời làm nhiệm vụ trữ nước dành cho mùa khô.
Bản chất của giải pháp này là xây dựng theo tự nhiên.

KS Doãn Mạnh Dũng