Sự đồng dạng cửa luồng Soài Rạp và cửa luồng Định An

Sự đồng dạng cửa luồng Soài Rạp và cửa luồng Định An

Hình 1: nhóm Hoàng Xuân Nhuận phát hiện luồng Định An dịch chuyển về phía Nam về mùa đông.

 

 

Hình 2 : Nhóm Hoàng Xuân Nhuận đề xuất giải pháp làm kè bảo vệ luồng.

Đến năm 1998, Haecon của Bỉ nghiên cứu luồng Định An và cũng phát hiện luồng Định An bị dịch chuyển về phía Nam trong mùa đông. Nhóm Haecon trong báo cáo giữa kỳ 31/8/1998 thì đề nghị đưa ra 5 phương án kéo dài luồng Định An về phía đông như Hình 3. Nhưng đến báo cáo cuối kỳ ngày 22/12/1998, Haecon đưa ra kết luận :” Luồng tàu thích hợp nhất ở sônh Hậu là luồng sử dụng độ sâu tự nhiên tối ưu nhất, đó là luồng triều chính”.

Hình 3 : Haecon -Bỉ phát hiện luồng Định An dịch chuyển từ Bắc xuống Nam về mùa đông.

Năm 1965, tập đòan Mỹ, Daniel Mann, Johnson & Mendenhall ( DMJM ) có báo cáo về Phát triển mở rộng cảng Sài Gòn. Trong báo cáo của DMJM có viết như sau :
” The Saigon channel is illustrated in some detail by Exhibit 12, which immediately raises the question of why the much larger Soirap, mud shoals have reduced the depth to about 1.5 meters less than even the Saigon channel provides, and the route is slightly longer . The mounth of the Soirap also is afflicted with the typical changing river mouth shoal, which is much less stable than the Saigon mouth shoal.”
Tạm dịch : Nhìn luồng sông Lòng Tàu được minh họa với chi tiết trên hình Exhitit 12 ( Hình 4 ) lập tức người ta đặt câu hỏi vì sao luồng Soài Rạp quá rộng mà không dùng. Tại ngã ba sông Vàm Cỏ và Soài Rạp, vùng nông ngập bùn đã giảm độ sâu 1,5 m so với sông Lòng Tàu và quảng đường lại dài hơn. Cửa sông Soài Rạp cũng gây ra sự phiền phức với vùng bùn nông ở cửa thay đổi và kém sự ổn định so với cửa sông Lòng Tàu.
HÌnh 4 : Luồng sông Lòng Tàu và luồng Soài Rạp

 

Quay lại tìm hiểu cửa sông Soài Rạp với bản đồ độ sâu 1:50.000 chúng ta dể dàng phát hiện có sự đồng dạng cửa luồng Soài Rạp và cửa luồng Định An. Cửa luồng Soài Rạp có luồng phía Bắc là luồng chính, nhưng cũng có một đọan luồng chạy song song ở phía Nam. Hình 4.
Hình 5 : Cửa Soài Rạp có hai luồng bắc và nam tương tự cửa luồng Định An

Chúng ta có thể giải thích hiện tượng trên như sau :
Dòng tầng đáy bắc -nam cộng hưởng với dòng tầng mặt do gió đông bắc gây ra mạnh nhất về mùa đông. Thời gian này giữa tháng 9 và đầu tháng 10 dương lịch là bắt đầu mùa lũ chính vụ của ĐBSCL và hệ sông Đồng Nai. Dòng Định An và dòng Soài Rạp ra biển vào thời gian mùa lũ đã bị dòng tầng đáy bắc nam đẩy về phía nam. Vì cửa Soài Rạp có bán đảo Vũng Tàu góp phần giảm động lực dòng tầng đáy bắc nam nên cửa luồng sông Soài Rạp không bị dịch chuyển nghiêm trọng như cửa luồng Định An. Tuy cửa luồng Soài Rạp bị dịch chuyển ít nhưng với tàu biển vẩn là một rủi ro khó chấp nhận với chủ tàu. Vì vậy người Mỹ đã sớm lo lắng cửa luồng Soài Rạp từ 1965.
Để có thể đưa ra giải pháp bảo vệ cửa luồng Định An hay Soài Rạp hoặc thay thế cửa luồng Định An việc tối thiểu là cần phải hiểu rõ nguyên nhân tình trạng động của luồng Định An hay Soài Rạp. Việc chưa đưa ra được nguyên nhân động của luồng Định An mà đã đưa ra giải pháp đào kênh Quan Chánh Bố là chắc chắn sẽ đón những kết quả lãng phí khôn lường.
KS Doãn Mạnh Dũng