Từ giải “Nhân tài Đất Việt ” 19/11/2012, cần sớm cải cách quy trình làm khoa học
Có bằng cấp bằng mọi giá.
Chiếm hữu ghế có quyền lực.
Tiếp nhận các dự án của đồng nghiệp và nhân dân.
Chỉnh sửa khác đôi chút với bản gốc dù hiệu quả của Dự án bị tổn hại.
Sử dụng nguồn ngân sách để thực hiện và ăn theo.
Vận động để khen nhau mà không cần quan tâm Bản quyền của Dự án đã cấp cho người khác.
Đây có thể là cơ hội để giải thích được nguyên nhân nhiều dự án lớn của Việt Nam bị đổ bể. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém của nền giáo dục Việt Nam. Vì trong nền kinh tế thị trường, đầu ra là yếu tố quyết định kích thích đầu vào. Khi đầu ra không cần trí tuệ mà chỉ cần quyền lực và sự khôn vặt thì ngành giáo dục làm sao có chất lượng đào tạo tốt.
Việt Nam đã tham gia WTO. Khi hội nhập nền kinh tế thế giới , Việt Nam buộc phải đối mặt hoặc là nền kinh tế tiêu thụ, xuất nguyên liệu thô và gia công bằng cơ bắp hoặc là một nền kinh tế tri thức hùng mạnh. Khi nền kinh tế yếu kém, Việt Nam không thể bình đẵng với các nước. Vì sự tồn vong của dân tộc, chúng ta không còn con đường nào khác là phải có sức mạnh trí tuệ thật sự. Muốn vậy chúng ta phải dám dũng cảm từ bỏ loại hình làm “Khoa học salon” như trên mà phải bằng một phương pháp mới như :
Khuyến khích mọi cá nhân và tổ chức đăng ký bản quyền trước khi công bố kết quả nghiên cứu khoa học.Phí đăng ký và thủ tục cần thấp nhất với sự khuyến khích của Nhà nước.
Tất cả các giải về Khoa học Công Nghệ cần phải trình Bản quyền cho Ban tổ chức.Vì Việt Nam đã ký tham gia Công ước Bernne về Bản quyền.
Phải trả tiền khi sử dụng Bản quyền Khoa học Công nghệ.
Nếu thực hiện như trên, các nhà khoa học sẽ thực sự sống được bằng kết quả nghiên cứu khoa học chứ không phải bằng tiền tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học.
Nhà nước cho vay tiền nghiên cứu theo yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp sẽ hoàn trả tiền khi đưa vào ứng dụng.
Khi Bản quyền Khoa học Công nghệ được bảo vệ thì con người có xu hướng học thật và làm việc thật. Khi đó Bộ Giáo dục sẽ không lo sự gian dối trong thi cử.
Bản chất của quan điểm này là dân chủ và xã hội hóa trong khoa học. Nếu quan điểm này được chấp nhận, thì chắc chắn sẽ là động lực thay đổi sức mạnh của Việt Nam.
KS Doãn Mạnh Dũng